Để việc xử lý NQH thành công thì phải nắm bắt đƣợc tận gốc nguyên nhân gây ra nợ quá hạn, từ đó mới đƣa ra các biện pháp phù hợp, giải quyết triệt để nợ quá hạn. Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm xử lý NQH của các nƣớc, Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm trong việc xử lý NQH nhƣ:
- Xử lý NQH thông qua công ty xử lý nợ chuyên nghiệp trực thuộc nhà nƣớc. Từ sự thành công của các nƣớc trong việc thành lập một công ty hoạt động chuyên biệt cho vấn đề xử lý NQH thì Việt Nam cũng đã thành lập một công ty có chức năng nhƣ vậy là VAMC. Để VAMC có thể thực hiện đúng các chức năng nhƣ kỳ vọng ban đầu của nhà nƣớc thì cần xem xét kỹ cách thức vận hành, tổ chức và hoạt động thu mua xử lý nợ của các nƣớc trên thế giới nhƣ Hàn Quốc, Malaysia… trong đó nên ƣu tiên vấn đề xử lý trƣớc các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nƣớc.
- Xử lý NQH thông qua công ty xử lý nợ của các ngân hàng thƣơng mại. Trên thực tế Việt Nam có hơn 14 tổ chức xử lý nợ do chính các ngân hàng thƣơng mại thành lập. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu của các ngân hàng đòi hỏi phải có sự kết hợp và khai thác triệt để nguồn lực xử lý nợ từ chính các AMC của các ngân hàng.
Cần sự phối hợp và hỗ trợ về các chính sách, các quy định pháp luật của nhà nƣớc liên quan đến vấn đề xử lý NQH nhƣ chính sách về thuế đối với việc mua bán sang nhƣợng các BĐS là TSĐB của các khoản nợ xấu đƣợc ngân hàng xử lý; hành lang pháp lý rõ ràng, cụ thể…
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Kết thúc chƣơng 1 đề tài đã nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về NQH nhƣ khái niệm NQH, tỷ lệ NQH, cách thức phân loại nợ quá hạn… Đồng thời nêu lên các tác động của NQH đến ngân hàng, khách hàng và cả nền kinh tế. Qua đó cho thấy đƣợc NQH không chỉ ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng, lợi nhuận, uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp và rộng hơn thì NQH còn ảnh hƣởng đến nền kinh tế của một đất nƣớc.
Do đó, để xử lý đƣợc vấn đề NQH đề tài đã thực hiện nghiên cứu về những nguyên nhân gây ra NQH từ nguyên nhân khách quan nhƣ môi trƣờng pháp lý, kinh tế xã hội… những biến động bên ngoài cho đến các yếu tố bên trong của ngân hàng nhƣ quy trình tín dụng chƣa chặt chẽ, chính sách tín dụng chƣa hiệu quả hay sự sơ sài trong vấn đề thẩm định khách hàng và thậm chí là những biến chất của cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng nhƣ việc sử dụng vốn sai mục đích, năng lực quản lý kém hoặc vấn đề lừa đảo…
Tất cả các yếu tố trên cần đƣợc xem xét trên nhiều khía cạnh để có thể chọn lựa phƣơng pháp xử lý NQH thích hợp và đề tài có nghiên cứu về một số phƣơng pháp xử lý NQH là cơ cấu thời hạn trả nợ, gia hạn nợ, xử lý TSĐB, bán nợ và khởi kiện. Dù xử lý nợ theo phƣơng pháp nào thì việc xử lý nợ vẫn phải tuân thủ một số nguyên tắc trong việc xử lý nợ nhƣ khách quan, đảm bảo quyền lợi các bên...
Chƣơng 1 cũng đồng thời đề cập đến các kinh nghiệm xử lý NQH của một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc và Trung Quốc để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc xử lý NQH ở Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc có thể xem nhƣ bài học về xử lý NQH thông qua công ty xử lý nợ và Trung Quốc là những kinh nghiệm về giải quyết NQH của các doanh nghiệp nhà nƣớc. Đây chính là hai vấn đề lớn trong xử lý NQH mà Việt Nam quan tâm.
Những cơ sở lý thuyết đƣợc trình bày trong chƣơng I chính là nền tảng để đề tài thực hiện nghiên cứu một cách chuyên sâu về tình hình xử lý NQH tại MB An Phú trong chƣơng 2.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ QUÁ HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH AN PHÚ