Điều 102 Hiến pháp 2013.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 26 - 28)

quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Người này chỉ trở thành người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi có quyết định tuyên bố của Tòa án. Trong đó, căn cứ duy nhất để Tòa án xác định một người bị coi là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là dựa trên kết luận giám định pháp y tầm thần.

1.3.2. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố cá nhân có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi làm chủ hành vi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 BLDS năm 2015: “Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ

định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.” Như vậy, cùng

với việc ra quyết định tuyên bố một cá nhân có khó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ và xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ. Thông qua vai trò của người giám hộ, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được chăm sóc, bảo vệ lợi ích hợp pháp. Điều này đồng nghĩa với việc, một số quyền của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng sẽ bị hạn chế theo phạm vi giám hộ, ví dụ như quyền tham gia một số giao dịch dân sự. Có thể hình dung, quyền và nghĩa vụ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là phần còn lại, sau khi trừ đi phần quyền và nghĩa vụ mà Tòa án đã xác định cho người giám hộ33. Sự hạn chế này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tránh bị xâm phạm khi họ không đủ không đủ lý trí và ý chí để thực hiện.

1.3.2.1. Xác định người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi chủ hành vi

Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 BLDS năm 2015: “Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ)”.

thể thấy, mục đích chính của việc giám hộ là chăm sóc, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ. Qua đó, khắc phục tình trạng một người có năng lực pháp luật dân sự nhưng không thể bằng hành vi của mình xác lập, thực 33Nguyễn Ngọc Điện (2016),Giáo trình luật dân sự,Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 70.

hiện được quyền, nghĩa vụ của họ. Để thực hiện mục đích này thì phải thông qua vai trò của người giám hộ. Trong đó, người giám hộ có thể là cá nhân hoặc pháp nhân34, đồng thời, phải đáp ứng các điều kiện cụ thể mà pháp luật đặt ra.

Thứ nhất, người giám hộ là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (1) Có

năng lực hành vi dân sự đầy đủ; (2) có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ; (3) không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác; (4) không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Một người phải đáp ứng đủ bốn điều kiện trên thì mới được xem là người có đủ điều kiện để trở thành người giám hộ. Việc quy định như vậy nhằm giúp cho mục đích của việc giám hộ đạt được một cách hiệu quả hơn.

Pháp luật quy định tiêu chí “các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ” nhưng lại không giải thích như thế nào là điều kiện cần thiết. Căn cứ vào bản chất giám hộ là chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ thì có thể thấy, người giám hộ phải có khả năng kinh tế tốt. Không chỉ đảm bảo cuộc sống của mình mà còn có khả năng đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người được giám hộ, bên cạnh đó, người giám hộ phải có thời gian và sức khoẻ đảm bảo để quan tâm, chăm sóc người được giám hộ35.

Thứ hai, để trở thành người giám hộ, pháp nhân phải đáp ứng các điều kiện tại

Điều 50 BLDS năm 2015. Cụ thể, pháp nhân phải có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ và có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ giám hộ36. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự37. Qua đó, để trở thành người giám hộ, pháp nhân phải có khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ phù hợp với việc giám hộ. Có thể hiểu, điều kiện này yêu cầu pháp nhân hoạt động trong các lĩnh vực đảm bảo vì lợi ích của người được giám hộ như cơ sở giáo dục, khám bệnh,... Ngược lại, các pháp nhân hoạt động không lành mạnh, có thể ảnh hưởng đến người giám hộ như vũ trường, quán bar,... sẽ không thực sự phù hợp. Bên cạnh đó, pháp nhân cần có các điều kiện cần 34Khoản 1 Điều 48 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)