Điều 23 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 42 - 43)

người mất năng lực hành vi dân sự...”65. Qua đó, BLDS không quy định rõ người mất năng lực hành vi dân sự là người thành niên hay chưa thành niên. Điều này cũng tương đồng như Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan năm 1915 (sửa đổi năm 2021) cũng theo hướng không quy định cụ thể: “Một người không được minh mẫn có thể bị Tòa án tuyên bố là không có khả năng, theo yêu cầu của vợ, chồng,

em, cháu gái, người giám hộ, người trông nom hoặc của ủy viên công tố”66. Dựa

vào quy định, có thể hiểu “người” trong trường hợp này là người thành niên hoặc chưa thành niên. Tương tự như vậy, trong pháp luật một số Bang của Hoa Kỳ cũng theo hướng cho phép xác định người không có năng lực hành vi bao gồm cả người chưa thành niên (nếu người này đáp ứng điều kiện về người không có năng lực hành vi – là người được xác định thiếu khả năng quản lý ít nhất một số tài sản hoặc đáp ứng một số yêu cầu cần thiết về sức khoẻ và sự an toàn). Cụ thể, tại Khoản 4 Điều 744.3021 Luật Gia Đình Bang Florida quy định: “người chưa thành niên được xác định là không có năng lực hành vi sẽ được áp dụng các thủ tục như người thành niên bị tuyên bố không có năng lực”. Như vậy, thông qua các quy định, phạm vi chủ thể thuộc người mất năng lực hành vi dân sự mở rộng hơn so với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi không chỉ gói gọn là người thành niên.

Việc quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên, cũng có thể lý giải: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Chính vì điều này, nên trong trường hợp họ có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, sẽ có nguy cơ cao bị xâm phạm đến quyền và lợi ích khi không có chế định bảo vệ cho họ. Trong khi đó, người chưa thành niên mà có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không, thì cũng được bảo vệ bởi người đại diện theo pháp luật (Điều 21, Điều 125, Điều 136 BLDS năm 2015) hoặc người giám hộ cho người chưa thành niên (Điều 52 BLDS năm 2015). Chính vì vậy, mà có lẽ pháp luật tập trung vào việc bảo vệ cho chủ thể là người thành niên có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)