Mục 9, phần 1 Chươn g9 Đạo luật Năng lực Tinh thần Anh năm 2005.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 30 - 31)

44Khoản 4 Điều 54 BLDS năm 2015.

1.3.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi nhận thức, làm chủ hành vi

Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nói riêng và người được giám hộ nói chung là những người không thể tự bảo vệ được lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia các quan hệ pháp luật. Vì thế, người giám hộ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của người được giám hộ. Để đảm bảo người giám hộ thực hiện đúng vai trò, chức năng của mình, BLDS quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của người giám hộ tại Điều 57 và Điều 58 như sau:

(1) Nghĩa vụ của người giám hộ:

Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 57 BLDS năm 201546. Cụ thể như sau: chăm sóc, bảo đảm việc điều trị cho người giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ47. Tùy vào tình trạng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà Tòa án quyết định nghĩa vụ của người giám hộ cho phù hợp với mục đích giám hộ, đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho người được giám hộ.

Từ quy định trên, ta thấy có sự khác nhau khi so sánh quyền và nghĩa giám hộ giữa người mất năng lực hành vi dân sự và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể: Đối với người mất năng lực hành vi dân sự, về bản chất, họ không thể tự mình thực hiện tất cả quyền và nghĩa vụ dân sự. Vì thế, người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự phải thực hiện tất cả cả các nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 57 và các quyền tại Điều 58 BLDS năm 2015 cho người được giám hộ như chăm sóc, đại diện trong các giao dịch, quản lý tài sản cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khác. Ngược lại, đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, họ không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự nên quyền và nghĩa vụ giám hộ sẽ được Tòa án quyết định dựa trên tình trạng khả năng nhận thức. Theo đó, Tòa án sẽ quyết định trong số nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 57 và trong số các quyền tại khoản 1 Điều 58 cho người giám hộ. Từ đó, “có thể hình dung quyền và nghĩa vụ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như một chiếc bánh, thì phần còn lại, sau khi trừ đi phần trao cho người giám hộ, vẫn thuộc về 46Khoản 2 Điều 57 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)