Điểm a,b khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015: về người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 44 - 45)

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

Thứ nhất, nếu người được giám hộ chưa đủ mười lăm tuổi, người giám hộ thực hiện một số nghĩa vụ sau: Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ69.

Thứ hai, nếu người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, người giám hộ sẽ bảo vệ người này thông qua thực hiện nghĩa vụ: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ70.

Trong đó, việc chăm sóc đảm bảo việc điều trị bệnh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quá trình phát triển và trưởng thành của người chưa thành niên. BLDS hiện hành cũng chỉ quy định về nghĩa vụ chăm sóc của người giám hộ đối với người chưa thành niên chưa đủ mười lăm tuổi. Ngược lại, đối với người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, BLDS không có quy định tượng tự. Điều này khiến cho người chưa thành niên từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi chưa thực sự được bảo vệ nếu người này không được quyền chăm sóc, điều trị khi trong tình trạng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Từ quy định trên có thể thấy, người giám hộ của người thành niên có trách nhiệm đảm bảo việc điều trị nhằm giúp người được giám hộ khôi phục lại năng lực hành vi dân sự. Trong khi đó, “người giám hộ của người chưa thành niên gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có trách nhiệm đảm bảo việc điều trị cho người được giám hộ. Đây có lẽ là một thiếu sót ngoài dự kiến của người làm luật”71. Người chưa thành niên có được điều trị, chữa bệnh hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào ý muốn người giám hộ. Có thể thấy, quy định trên chưa thật sự phù hợp đối với tình trạng của người chưa thành niên mà gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều này dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của chủ thể

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)