Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 69 - 73)

Vì thế, để bảo vệ tốt nhất người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo tác giả, nên loại bỏ đoạn 2 khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015. Thay vào đó cần quy định cụ thể:Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật trong phạm vi quyền và nghĩa vụ giám hộ, trừ trường hợp luật có quy định khác.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Dựa trên những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được phân tích ở chương 1, trong chương này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu một số quy định trong việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Từ đó, tác giả chỉ ra những điểm còn vướng mắc, bất cập trong các quy định về bảo vệ chủ thể này. Những bất cập trong các quy định về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thể kể đến như: về số lượng người giám hộ khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay còn hạn chế; về căn cứ để xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ chưa thể hiện được quyền định đoạt của chính người được giám hộ; về xác định người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay chưa rõ ràng và chồng chéo với quy định về nghĩa vụ đại diện của người giám hộ; về độ tuổi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cần được bổ sung để bảo vệ đối với người chưa thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Từ những vướng mắc, bất cập trong các quy định, tác giả cũng đã đề xuất những kiến nghị cụ thể nhằm hướng đến việc bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, góp phần vào hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật dân sự.

KẾT LUẬN

Trong quy định hiện nay về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bên cạnh thể hiện sự những mặt tiến tiến bộ, các quy định đã thể hiện vai trò quan trọng trong việc bảo vệ người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thông qua các chế định bảo vệ. Tuy nhiên, trong các quy định vẫn còn tồn tại những bất cập có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của thể này và cần hướng hoàn thiện. Chính vì thế, đề tài được nghiên cứu với mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Từ đó tìm ra những điểm bất cập và đưa ra những kiến nghị nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người này này, cụ thể:

Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong đó, tác giả phân tích khái niệm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và ý nghĩa của việc bảo vệ chủ thể này. Đồng thời cũng phân tích pháp luật hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như: xác định rõ các điều kiện để được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố, cũng như khôi phục năng lực hành vi khi các căn cứ xác định không còn. Ngoài ra tác giả tiến hành phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa chủ thể có người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi với người có cùng những hạn chế về năng lực hành vi dân sự.

Dựa vào những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở chương 1. Trong chương 2, tác giả tập trung nghiên cứu và phân tích sâu các quy định về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi còn có những điểm khuyết thiếu, bất cập. Từ đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nhằm bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Với những nội dung được trình bày trong khóa luận, tác giả hy vọng sẽ đóng góp một phần công sức vào việc bảo vệ tốt hơn quyền lợi của những người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi - người yếu thế trong quan hệ pháp luật dân sự, góp phần giải quyết những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành và hướng đến hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

1. Hiến Pháp năm 2013.

2. Bộ luật Dân sự (Luật số: 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015.

3. Bộ luật Tố tụng Dân sự (Luật số: 92/2015/QH13) ngày 25/11/2015. 4. Luật Hôn nhân và gia đình (Số: 52/2014/QH13) ngày 19/06/2014. 5. Luật Giám định Tư pháp (Luật số 13/2012/QH13) ngày 20/06/2012. 6. Luật Hộ tịch năm 2014 (Luật số: 60/2014/QH13) ngày 20/11/2014.

7. Thông tư số 23/2019/TT-BYT của Bộ Y Tế ngày 28/08/2019 về Ban hành quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.

Văn bản quy phạm pháp luật nước ngoài

8. Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 (sửa đổi, bổ sung năm 2013). 9. Bộ luật Dân sự Nhật Bản năm 1896 (bản sửa đổi năm 2006). 10. Bộ luật Dân sự Pháp năm 2015.

11. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái lan năm 1915 (sửa đổi năm 2021). 12. Đạo luật Năng lực tinh thần Singapore năm 2008.

13. Đạo luật Năng lực tinh thần Anh năm 2005.

14. Quy tắc thực hành, cung cấp hướng dẫn và thông tin về cách thức hoạt động của Đạo luật Năng lực Tinh thần Anh năm 2005, được ban hành bởi Lord Chancellor.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)