của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi do Tòa án chỉ định trong số những người giám hộ quy định tại Điều 53 của Bộ luật này. Trường hợp không có người giám hộ theo quy định trên, Tòa án chỉ định người giám hộ hoặc đề nghị một pháp nhân thực hiện việc giám hộ”.
2.4. Căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ cho ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
2.4.1. Quy định hiện hành về căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ giámhộ hộ
Người giám hộ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình, họ có thể hỗ trợ, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người được giám hộ như đại diện trong các giao dịch, chăm sóc, điều trị... Cùng với đó, một số quyền của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng sẽ bị hạn chế theo phạm vi quyền và nghĩa vụ của giám hộ, ví dụ quyền tham gia vào giao dịch dân sự (Điều 125 BLDS năm 2015).
Vì thế, việc xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ mà phù hợp với tình trạng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ bảo vệ tốt nhất quyền lợi của chủ thể này và ngược lại.
Theo quy định của pháp luật, Tòa án chỉ định người giám hộ cho người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ105. Việc Tòa án xác định quyền và nghĩa vụ cũng được thể hiện rõ thông qua Điều 57 và 58 BLDS năm 2015. Cụ thể, người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền và nghĩa vụ theo quyết định của Tòa án trong số các quyền và nghĩa vụ tại khoản 1 Điều 57 và khoản 1 Điều 58 BLDS năm 2015. Như vậy, Tòa án là chủ thể duy nhất có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ.
Việc xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ sẽ do Tòa án quyết định, nhưng dựa vào căn cứ nào để Tòa án đưa ra quyết định về phạm vi quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ lại không được thể hiện cụ thể, rõ ràng. Tuy vậy, tại Điều 23 BLDS năm 2015 có quy định: “trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ”.
Quy định cho thấy, kết luận giám định pháp y tâm thần được xem là cơ sở trực tiếp để Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đồng thời, đây cũng là căn cứ để Tòa án xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. 105Điều 23 BLDS năm 2015.
Theo quy định, kết luận giám định phải thể hiện được hai nội dung: kết luận theo tiêu chuẩn y học và kết luận về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi106. Trong đó, kết luận theo tiêu chuẩn y học sẽ đưa ra kết quả trả lời cho các vấn đề như: người này có bị bệnh tâm thần không? bệnh tâm thần loại gì? tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?. Mặc khác, kết luận về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi sẽ xác định đối tượng giám định thuộc một trong các tình trạng như: mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi; hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự); đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi. Như vậy, kết luận giám định pháp y tâm thần không chỉ xác định người này có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, mà còn kết luận về tình trạng của họ. Từ đó, đây có thể làm căn cứ để Tòa án xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, nhằm hỗ trợ cho người được giám hộ một cách phù hợp nhất.
Như vậy, từ quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015, chúng ta có thể ngầm hiểu, kết luận giám định pháp y tầm thần có thể là căn cứ để Tòa án có thể xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ cho người được giám hộ. Ngoài ra không còn căn cứ nào theo quy định của pháp luật về xác định phạm vi giám hộ.
2.4.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về căn cứ xác định phạm viquyền và nghĩa vụ giám hộ quyền và nghĩa vụ giám hộ
Mặc dù Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ nhằm mục đích là hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngoài việc có thể căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần để xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ, pháp luật Việt Nam không có quy định nào đề cập đến việc xác định phạm vi các quyền và nghĩa vụ của người giám hộ theo ý chí, nguyện vọng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều này dẫn đến vấn đề đặt ra là khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi yêu cầu Tòa án xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ hay các giao dịch mà họ cần người giám hộ thực hiện thay thì Tòa án gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một cơ sở pháp lý phù hợp để đáp ứng nguyện vọng.
Hiện nay, BLDS năm 2015 cũng đã phần nào thể hiện sự tôn trọng ý chí của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể, khoản 2 Điều 46 106Khoản 11 Mục B Phụ lục 1 Thông tư 23/2019/TT-BYT Về quy trình giám định pháp y tâm thần và biểu mẫu sử dụng trong giám định pháp y tâm thần.
BLDS năm 2015 quy định: “Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng
lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu”Qua đó, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi được thể hiện ý chí, quan điểm về đồng ý hay không việc giám hộ cho. Có thể thấy, việc giám hộ đã phần nào thực hiện đúng ý chí, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Tuy nhiên, điều này chưa đủ khi khoản 2 Điều 46 chỉ mới dừng lại ở sự đồng thuận hay không của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong việc giám hộ, mà vẫn chưa đảm bảo quyền lợi khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có năng lực ý chí được... yêu cầu trong việc giám hộ cho mình. Chẳng hạn, khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi yêu cầu Tòa án xác định phạm vi giám hộ thì Tòa án có căn cứ trên yêu cầu này để ra phán quyết. Đây là vấn đề cần phải làm rõ để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều 23, Điều 57 và Điều 125 BLDS năm 2015 cho thấy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự, tức là vẫn phần nào nhận thức và làm chủ hành vi. Không phải quan hệ dân sự nào họ cũng cần phải thông qua người giám hộ, có những trường hợp họ hoàn toàn có thể tự mình thực hiện. Nếu Tòa án chỉ dựa trên kết luận pháp y tâm thần mà đưa ra phán quyết, rất có thể, quyết định về phạm vi giám hộ này sẽ can thiệp quá sâu vào quyền định đoạt của cá nhân. Người giám hộ sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ giám hộ cả trong những phạm vi mà người được giám hộ không mong muốn, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Điều này, khiến cho việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ không đạt hiệu quả tốt nhất.
Suy cho cùng, mục đích của việc giám hộ là hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Việc chấp nhận yêu cầu xác định phạm vi giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không chỉ giúp quyền lợi của họ được đảm bảo mà còn thể hiện sự tôn trọng của pháp luật đối với ý chí của người được giám hộ. Vì vậy, theo tác giả, trong quá trình xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ, Tòa án cần phải căn cứ dựa trên ý chí và nguyện vọng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi họ có yêu cầu.
So sánh với pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có cùng quy định về người không đủ khả năng nhận thức. Tác giả nhận thấy rằng, bên cạnh việc quy định về bảo vệ quyền và lợi ích cho cá nhân không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, trong quy định của các quốc gia còn thể hiện sự tôn trọng ý chí và quyền tự định đoạt của cá nhân đó.
Tham khảo Luật Năng lực Tinh thần năm 2005 của Anh,: “Một người thiếu năng lực” có nghĩa là “một người không đủ khả năng để đưa ra quyết định cụ thể hoặc một hành động cụ thể cho chính họ, tại thời điểm quyết định hoặc hành động cần
thực hiện”107. Đạo luật hoạt động theo năm nguyên tắc, trong đó nguyên tắc thứ
năm được đặt như sau: “Trước khi hành động được thực hiện hoặc quyết định được đưa ra, phải xem xét xem mục đích mà nó đạt được hiệu quả theo cách ít hạn chế
quyền và tự do của người thiếu năng lực đưa ra quyết định nhất”108. Bên cạnh đó,
Đạo luật tinh thần sẽ trao quyền để người thiếu năng lực đưa ra quyết định cho chính mình bất cứ khi nào có thể và đảm bảo rằng người thiếu năng lực có thể tham gia nhiều nhất vào bất kỳ quyết định nào được thực hiện thay mặt cho họ109. Như vậy, thông qua quy định cho thấy, ý chí và quyền tự định đoạt của cá nhân “thiếu năng lực” được tôn trọng và đặt lên trên hết, nhằm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho chủ thể này.
So sánh vấn đề này với BLDS Nhật Bản, tại Điều 11 BLDS Nhật Bản năm 1896 (sửa đổi năm 2006) có quy định, khi một người có nhận thức không đầy đủ do những tổn thương tinh thần, thì theo yêu cầu của người này, vợ hoặc chồng, người thân trong phạm vi bốn đời, công tố viên, Tòa án có thể tuyên bố mở chế độ phụ tá (tương đương chế độ giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở Điều 23 BLDS năm 2015)110 đối với người này. Bên cạnh đó, “theo yêu cầu của một trong số người được quy định của Điều 11, Tòa án gia đình có thể ra lệnh