các giao dịch dân sự giữa người giám hộ và người được giám hộ có liên quan đến tài sản phải vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Có thể thấy, các giao dịch liên quan đến tài sản của người được giám hộ phải có sự đồng ý của người giám sát người giám hộ, bởi đây là phương diện ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người được giám hộ và dễ bị xâm phạm nhất. Khi người giám hộ có dấu hiệu xâm phạm đến người được giám hộ thì người giám sát thông qua quyền và nghĩa vụ49của mình, có thể bảo vệ quyền lợi cho người được giám hộ. Quy định này nhằm tránh tình trạng người giám hộ lợi dụng quyền quản lý tài sản của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà làm ra những giao dịch nhằm trục lợi cho bản thân.
(2) Quyền của người giám hộ
Khác với quyền của người giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự, quyền lợi của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được Tòa án xác định50trong số các quyền tại khoản 1 Điều 58, cụ thể như sau: Một là, sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ. Điều này có nghĩa, bên cạnh việc người giám hộ sử dụng tài sản của chính mình để thực hiện việc giám hộ thì người giám hộ có thể sử dụng tài sản của người được giám hộ để đảm bảo việc chăm sóc cho người này. Chẳng hạn, người giám hộ có thể thu lợi nhuận từ cổ phiếu khi quản 48Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình luật dân sự, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. 70.
49Theo khoản 4 Điều 51 BLDS năm 2015: Người giám sát việc giám hộ có quyền và nghĩa vụ sau đây:a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ; a) Theo dõi, kiểm tra người giám hộ trong việc thực hiện giám hộ;
b) Xem xét, có ý kiến kịp thời bằng văn bản về việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự quy định tại Điều 59của Bộ luật này; của Bộ luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giám hộ xem xét thay đổi hoặc chấm dứt việc giám hộ, giámsát việc giám hộ. sát việc giám hộ.