Khoả n2 Điều 46 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 29 - 30)

gọi là Sức mạnh lâu dài của Luật sư (LPA). Với LPA, một cá nhân có thể chỉ định một người để đưa ra quyết định liên quan các vấn đề tài chính, phúc lợi cá nhân và/hoặc chăm sóc sức khỏe thay cho họ, khi trong tương lai họ rơi vào trường hợp thiếu năng lực tinh thần42. Tương tự như vậy, Đạo luật tinh thần của Anh năm 2005, cũng cho phép cá nhân khi còn tỉnh táo và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể chỉ định người giám hộ, người đại diện cho mình thông qua “văn bản ủy quyền lâu dài” (LPA)43.

Hai là, hình thức giám hộ theo sự chỉ định của Tòa án: Tòa án sẽ chỉ định người

giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong số những người quy định tại Điều 53 BLDS năm 201544. Theo đó, người giám hộ có thể là vợ hoặc chồng, cha, mẹ hoặc con của người cần được giám hộ. Việc xác định người giám hộ như trên là phù hợp. Xuất phát từ mối quan hệ gia đình thân thiết, người giám hộ sẽ có ý thức trách nhiệm cao trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Ngoài ra, nếu không có những người tại Điều 53 này, Tòa án sẽ chỉ định cá nhân hoặc đề nghị pháp nhân khác thực hiện việc giám hộ.

Để đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, việc giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu45. Quy định này, thể hiện sự rõ nét sự tôn trọng ý chí của người được giám hộ, góp phần bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của họ.

Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Thủ tục đăng ký giám hộ được thực hiện theo Điều 20, 21 Luật Hộ tịch năm 2014 và Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/9/2020 của Bộ Tư pháp. Việc đăng ký giám hộ nhằm giúp cho cơ quan nhà nước có thể nắm được tình hình giám hộ, kịp thời giải quyết khi có tình huống phát sinh bất lợi cho người được giám hộ cũng như là nâng cao tình thần trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc giám sát việc giám hộ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 29 - 30)