Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 34 - 35)

1.3.3. Khôi phục năng lực hành vi dân sự cho người có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi khi các căn cứ xác định không còn thức, làm chủ hành vi khi các căn cứ xác định không còn

Khi không còn các căn cứ xác định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan55. Lúc này năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục.

Tòa án là chủ thể có quyền tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên cũng chính Tòa án mới có quyền tuyên bố hủy bỏ quyết định của chính mình khi các căn cứ không còn. Quyết định của TA được thực hiện dựa trên yêu cầu yêu cầu của một trong ba chủ thể: (1) chính người bị tuyên là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; (2) của người có quyền, lợi ích liên quan; (3) của cơ quan, tổ chức hữu quan.

Thứ nhất, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố. Nếu việc tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là nhằm bảo vệ quyền lợi của người này, thì việc tuyên bố hủy bỏ quyết định là nhằm khôi phục lại những quyền cơ bản của công dân khi căn cứ để hạn chế quyền của họ không còn. Suy cho cùng, quyết định tuyên hay hủy bỏ một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đều cùng mục đích là tạo điều kiện tốt nhất để giúp đỡ, bảo vệ những người này. Vì thế, việc cho phép người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền yêu cầu Tòa án khôi phục lại năng lực hành vi dân sự cho mình là điều hợp lý, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho chủ thể này.

Thứ hai, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan có yêu cầu Tòa án tuyên bố hủy bỏ. So với BLDS năm 2005, thì BLDS năm 2015 không chỉ quy định người có quyền, lợi ích liên quan mà còn cả “cơ quan, tổ chức hữu quan”. Khi hai chủ thể này có quyền yêu cầu tuyên bố một người là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23), thì luật cũng quy định chính những chủ thể này có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy bỏ. Quy định này là

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 34 - 35)