Khoả n4 Điều 58 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 54 - 55)

hay khoản 2 Điều 6187BLDS năm 2015. Việc quy định giới hạn trong phạm vi như vậy cũng có thể lý giải, vì người được giám hộ tại BLDS năm 2005, chưa có quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà chỉ quy định hai chủ thể cần người giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự và người chưa thành niên. Trong đó, người giám hộ đương nhiên của hai chủ thể này sẽ được xác định theo thứ tự quy định trong luật, dẫn đến việc ông bà giám hộ cho cháu khi rơi vào khoản 2 Điều 61 và cha, mẹ giám hộ cho con theo khoản 3 Điều 62 BLDS năm 2015 đã mở rộng quy định, bỏ đi các trường hợp cụ thể tại khoản 2 Điều 61 và khoản 3 Điều 62, thay vào đó chỉ quy định “trừ trường hợp ông bà giám hộ cho con hay cha mẹ giám hộ cho cháu”. Việc mở rộng ngoại lệ này phù hợp với quy định cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, giúp bảo vệ tốt hơn người được giám hộ.

Như vậy, pháp luật Việt Nam, mặc dù quy định về số lượng người giám hộ theo hướng một người chỉ có một người giám hộ. Tuy nhiên, quy định đã một phần chấp nhận vấn đề nhiều người cùng giám hộ cho một người, đó là cha, mẹ cùng giám hộ cho con hay ông bà cùng giám hộ cho cháu. Điều này giúp tạo điều kiện để bảo vệ tốt hơn cho người được giám hộ.

2.3.2. Bất cập và kiến nghị hoàn thiện quy định về số lượng người giám hộ

Theo như đã phân tích, pháp luật Việt Nam, chỉ cho phép một người có thể được một người giám hộ trừ một số trường hợp88. “Quy định này nhằm hướng tới việc tập trung trách nhiệm của người giám hộ đối với cá nhân được giám hộ. Bởi vì nếu có nhiều hơn một người giám hộ, mục đích giám hộ có thể không được đảm bảo vì sự không rõ ràng trong phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ giữa các chủ thể giám hộ”89. Tuy nhiên, việc quy định như trên có bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ, khi một người có thể chăm sóc tốt cho người được giám hộ nhưng không có nghĩa là người này chắc chắn sẽ quản lý tốt tài sản của người được giám hộ và ngược lại90.

87Khoản 2 Điều 61 BLDS năm 2015: Trong trường hợp không có anh ruột, chị ruột hoặc anh ruột, chị ruộtkhông có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ; nếu không có ai trong số những người thân thích này có đủ điều kiện làm người giám hộ thì bác, chú, cậu, cô, dì là người giám hộ.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)