Điều 417 BLDS Pháp năm 2015: “những người giám hộ được cử như trên sẽ độc lập với nhau và sẽ không chịu trách nhiệm đối với nhau trong việc thực hiện chức năng của mình, trừ trường hợp hội đồng gia tộc có

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 58 - 59)

chịu trách nhiệm đối với nhau trong việc thực hiện chức năng của mình, trừ trường hợp hội đồng gia tộc có quyết định khác”.

(sửa đổi, bổ sung năm 2013) cho phép “nhiều hơn một người thực hiện việc giám hộ. Trong trường hợp có sự khác biệt của ý kiến, Tòa án gia đình sẽ quyết định”98.

Như vậy, thông qua quy định của một số quốc gia trên thế giới, giải pháp nhiều người cùng giám hộ cho một người và tách việc giám hộ theo hai hướng là giám hộ về nhân thân và giám hộ về tài sản không phải là điều xa lạ. Quy định như vậy có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người được giám hộ, đồng thời cũng thể hiện sự linh hoạt trong quy định của pháp luật.

Theo tác giả, pháp luật nên cho phép nhiều người có thể cùng giám hộ cho một người và có thể phân việc giám hộ thành giám hộ về nhân thân và người giám hộ về tài sản. Điều này sẽ tạo điều kiện để những người giám hộ cùng làm tốt công việc giám hộ và mang đến sự bảo vệ quyền tốt nhất cho người được giám hộ. Việc cho phép nhiều người cùng giám hộ này nên được đặt trong “trường hợp cần thiết”. Tòa án có thể tùy vào tình hình thực tế của người được giám hộ như khả năng nhận thức, khối lượng tài sản... mà có thể xem xét cần thiết hay không để cho phép nhiều người cùng giám hộ, nhằm hướng đến việc bảo vệ tốt nhất cho người được giám hộ. Ngoài ra, “trong trường hợp cần thiết” ở đây, còn nhằm tạo sự linh hoạt cho quy định trên thực tế, bởi các trường hợp thật sự cần nhiều người cùng giám hộ hiện nay không nhiều, nhưng trong tương lai có thể xuất hiện rất nhiều và đa dạng99. Như vậy, việc bổ sung cơ chế nhiều người có thể cùng giám hộ cho một người trong những trường hợp cần thiết, sẽ giúp bảo vệ tốt hơn cho người được giám hộ, khi hai hay nhiều người có thể cùng chăm sóc, bảo vệ. Đồng thời, quy định như vậy còn tạo cơ chế linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật cũng như phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

Ngoài ra, bên cạnh việc cho phép nhiều người có thể giám hộ cho một người và theo xu hướng tách việc giám hộ thành giám hộ về nhân thân và giám hộ về tài sản, có ưu điểm là nhiều người cùng giám hộ sẽ bảo vệ tốt hơn cho người được giám hộ. Tuy nhiên, điều này cũng rất khó đảm bảo sự thống nhất trong trách nhiệm giữa những người cùng giám hộ. Dẫn đến vấn đề đặt ra là phải phân chia trách nhiệm giữa những người cùng giám hộ với nhau như thế nào để vừa thực hiện việc giám hộ nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất. Theo BLDS Đức năm 1896 (sửa đổi, bổ sung năm 2013): Tòa án gia đình có thể phân bổ việc giám hộ trong trường hợp nhiều 98Khoản 1 Điều 1797 BLDS Đức năm 1896 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)