người đại diện theo pháp luật, trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hằng ngày.
Từ những phân tích trên, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho thấy sự tách bạch, không chồng chéo hay mâu thuẫn với các quy định về người có năng lực hành vi dân sự không đầy đủ (trừ người chưa thành niên). Cũng qua phân biệt trên, có thể thấy quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay đã thể hiện sự phù hợp với tình trạng của họ là không đủ khả năng nhận thức, nhưng chưa đến mất năng lực hành vi dân sự, thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ giám hộ. Như vậy, quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hiện nay đang thể hiện rõ vai trò quan trọng và cần thiết khi bảo vệ nhóm chủ thể có những hạn chế về mặt thể chất hoặc tinh thần nhưng không mất năng lực hành vi dân sự này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả trình bày những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đầu tiên, tác giả phân tích khái niệm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và ý nghĩa của việc bảo vệ chủ thể này. Qua đó cho thấy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần dẫn đến không đủ khả năng nhận thức, nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Việc bổ sung quy định về chủ thể này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ người yếu thế, tạo sự ổn định trong quan hệ dân sự, cũng như bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích pháp luật hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong đó, để được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải đáp ứng những điều kiện luật định: (1) người thành niên; (2) tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự, (3) có chủ thể yêu cầu là chính người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan; (4) tồn tại quyết định của Tòa án; (5) trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần. Hậu quả pháp lý của việc tuyên bố là người này sẽ được bảo hộ bởi chế định giám hộ. Khi các căn cứ xác định không còn thì người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục năng lực hành vi thông qua quyết định hủy bỏ tuyên bố của Tòa án. Ngoài ra, tác giả còn phân tích sự khác nhau cơ bản giữa chủ thể có người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi với người có cùng những hạn chế về năng lực hành vi dân sự để làm rõ hơn quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tóm lại, chương 1 với mục đích làm rõ đối tượng nghiên cứu và phân tích sơ lược những vấn đề cơ bản về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Để là tiền đề quan trọng để trong chương 2, tác giả đi sâu vào phân tích những quy định về bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi còn những vướng mắc, bất cập và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
CHƯƠNG II. BẢO VỆ NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC,LÀM CHỦ HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ LÀM CHỦ HÀNH VI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN
So với BLDS trước đây, thì BLDS năm 2015 đã lần đầu tiên ghi nhận về nhóm chủ thể có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ người yếu thế, cũng như tạo sự ổn định trong các mối quan hệ dân sự. Việc bảo vệ quyền lợi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thể hiện rõ nét thông qua những nội dung như sau: (1) Phạm vi chủ thể được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; (2) Xác định người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố; (3) Xác định số lượng người giám hộ; (4) Căn cứ xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ; (5) Xác định người đại diện theo pháp luật cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2.1. Phạm vi chủ thể được xác định là người có khó khăn trong nhận thức, làmchủ hành vi chủ hành vi
2.1.1. Quy định hiện hành về phạm vi chủ thể là người có khó khăn trongnhận thức, làm chủ hành vi nhận thức, làm chủ hành vi
Theo quy định của pháp luật, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi phải là người thành niên64. Điều 20 BLDS năm 2015 quy định “người thành niên
là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Vì thế, người có khó khăn trong nhận thức,
làm chủ hành vi là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Điều này cũng đồng nghĩa, người chưa thành niên mà có những nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, sẽ không được không được Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo Điều 23 BLDS năm 2015. Người chưa thành niên mà có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được bảo vệ bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người giám hộ cho người chưa thành niên.
Khi so sánh với cùng chủ thể không đủ năng lực hành vi dân sự được quy định trong luật, chẳng hạn như người mất năng lực hành vi dân sự. BLDS quy định như sau: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là