vi này, cần thiết phải tiến hành làm rõ người có quyền, lợi ích liên quan và cơ quan, tổ chức hữu quan.
Thứ nhất, xác định người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Theo quan điểm của một số tác giả, người có quyền, lợi ích liên quan có thể được quy định thành hai nhóm: nhóm thứ nhất, những người thân thích của người đang bị cho là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, như: vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người đó. Nhóm thứ hai, người có quyền và lợi ích theo hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng có liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi79.
Tác giả cũng đồng ý với qua điểm trên, bởi hiện nay, khi tác giả đối chiếu với quy định của các quốc gia trên thế giới cũng như thực tiễn xét xử ở Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng, người có quyền, lợi ích liên quan là đa phần những người thân của người bị yêu cầu. Ngoài ra, còn có một chủ thể nữa, đó là những người có quyền, lợi ích liên quan trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự giữa họ với người được xem có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì lúc này họ được xem là người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu, cụ thể những phân tích như sau:
Tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới về người có quyền yêu cầu Tòa án như: Bộ luật Dân Sự và Thương Mại Thái Lan năm 1915 (sửa đổi năm 2021), tại Điều 29 quy định: “Một người không được minh mẫn có thể bị Tòa án tuyên bố là không có khả năng, theo yêu cầu của vợ, chồng, em, cháu gái, người giám hộ,
người trông nom hoặc của ủy viên công tố”. Tương tự như vậy, theo Điều 11 BLDS
Nhật Bản: “Đối với bất kỳ người nào có năng lực không đủ để đánh giá đúng hoặc sai do bất kỳ khuyết tật tâm thần, tòa án gia đình có thể ra lệnh bắt đầu quản lý theo yêu cầu của chính người này; vợ hoặc chồng, họ hàng, người thân trong phạm vi 4 đời; người giám hộ, người giám sát của người giám hộ, người trợ lý, người
giám sát của người trợ lý. Trong BLDS Pháp cũng có quy định: “Thẩm phán phụ
trách giám hộ sẽ tuyên bố tổ chức việc giám hộ theo yêu cầu của người cần được
79Đặng Thanh Hoa (2010), Tlđd (72), tr. 17-18. Mặc dù bài viết có đối tượng nghiên cứu là người mất năng lực hànhvi dân sự, nhưng việc hiểu về chủ thể có quyền yêu cầu là “người có quyền và lợi ích liên quan” có thể được tham vi dân sự, nhưng việc hiểu về chủ thể có quyền yêu cầu là “người có quyền và lợi ích liên quan” có thể được tham khảo tương tự.
bảo hộ, của vợ hoặc chồng của người đó nếu đời sống chung giữa vợ và chồng chưa chấm dứt, các tôn thuộc, ti thuộc, anh chị em ruột của người đó, của người trợ
quản”,.... Qua đó có thể thấy, pháp luật của một số quốc gia quy định rất cụ thể về
người có quyền yêu cầu là người thân nhân của người bị yêu cầu.
Trên thực tế, thông qua các vụ việc về yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như: Quyết định số 01/2021/QĐ-ST ngày 26/01/2021 của Tòa án nhân dân TP. Bắc Giang; Quyết định số 01/2021/QĐ- ST của Tòa án nhân dân huyện U Minh; Quyết định số 18/2019/QĐST-DS ngày 04/10/2019 của Tòa án nhân dân huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang... Tác giả nhận thấy rằng, người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án đa phần đều rơi vào trường hợp là người thân thích.
Như vậy, người thân thích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người có quyền, lợi ích liên quan. Mặc dù những người thân thích này không có liên quan về mặt tài sản, nhưng chỉ cần chứng minh được mình là người thân thích của người được cho là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là đủ để có quyền yêu cầu80. Cơ sở để chứng minh có thể là giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, lời khai các thành viên trong gia đình, người thân...Việc cho phép người thân thích có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cho người thân của họ là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, như thế sẽ giúp bảo vệ quyền của người được xem là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được tốt hơn. Vậy, người thân thích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những chủ thể nào sẽ được phép yêu cầu?
Trong quy định của pháp luật hiện hành, “người thân thích” ở mỗi lĩnh vực sẽ có những cách quy định khác nhau. Cụ thể, trong Luật HNGD năm 2014 có quy định:
“Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng
máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời”81. Trong BLDS năm 2015 có
quy định: “Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người