hợp lý và tạo điều kiện tốt hơn trong việc người có người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khôi phục lại năng lực hành vi dân sự cho mình.
Một người chỉ khôi phục năng lực hành vi dân sự khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi. Tuy nhiên, nếu việc tuyên bố cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi căn cứ theo kết luận giám định pháp y tâm thần, thì BLDS lại không có quy định tương ứng về cơ sở để hủy bỏ quyết định. Do đó, tác giả cho rằng, tương tự trường hợp tuyên bố cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì quyết định huỷ bỏ cũng cần được thực hiện dựa trên kết luận giám định pháp y tâm thần. Sau khi có quyết định hủy bỏ có hiệu lực của Tòa án thì năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ được khôi phục. Khi đó người này có quyền tham gia xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự.
Như vậy, khôi phục năng lực hành vi cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khi các căn cứ tuyên bố không còn là một quy định vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Khi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có thể được khôi phục lại những quyền cơ bản và tham gia vào mọi quan hệ pháp luật dân sự. Hơn nữa, việc khôi phục lại năng lực hành vi còn giúp cho những chủ thể liên quan như người giám hộ hay người giám sát giảm bớt những trách nhiệm khi không còn căn cứ để thực hiện. Điều này khiến cho việc thực hiện giao dịch của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cũng trở nên dễ dàng khi không còn thông qua bất kỳ chủ thể nào thực hiện hay đồng ý.
1.3.4. Phân biệt giữa cá nhân là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủhành vi với người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi với người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Năng lực hành vi dân sự là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự56. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, cá nhân rơi vào tình trạng không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự. Đó là những trường hợp: người mất năng lực hành vi dân sự (Điều 22); người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) và người hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 24). Mặc dù mức độ nhận thức, khả năng điều khiển 56Điều 19 BLDS năm 2015.
hành vi của ba chủ thể trên khác nhau, nhưng họ đều là những người có năng lực hành vi không đầy đủ, khi tham gia vào một số quan hệ dân sự nhất định, họ không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự của mình mà phải thông qua hoặc cần có sự đồng ý của người khác. Chính vì thế, khi nghiên cứu về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, cần phải phân biệt chủ thể này với người mất năng lực hành vi dân sự và người hạn chế năng lực hành vi dân sự, để làm rõ hơn quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Điều 2257, Điều 2358, Điều 2459BLDS năm 2015 quy định lần lượt về người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự. Có thể thấy, để xác định người mất năng lực hành vi dân sự thì người đó phải là người có dấu hiệu về bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không nhận thức được hành vi của mình. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác dẫn đến không kiểm soát được hành vi của mình. Nhưng đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì điều luật chưa quy định rõ ràng tình trạng như thế nào là thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự. Có thể thấy, dấu hiệu nhận dạng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không được quy định cụ thể như trong quy định của người mất năng lực hay hạn chế năng lực hành vi dân sự. Để biết được một người rơi vào trường hợp có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hay không thì cần căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm thần. Tương tự như vậy, đây cũng là căn cứ để Tòa án có thể tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, đối với người hạn chế năng lực hành vi thì không bắt