BLDS năm 2015) Tòa án sẽ mở chế độ giám hộ. Tuy nhiên, đối với trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (tương đương Điều 23 BLDS năm 2015) thì dựa vào tiêu chí năng lực ý chí mà Tòa án sẽ mở chế độ phụ tá hay chế độ trợ giúp. Như vậy, đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu trong BLDS Nhật Bản sẽ mở chế độ phụ tá hay trợ giúp, còn trong BLDS năm 2015 của Việt Nam sẽ mở chế độ giám hộ.
trao quyền đại diện cho người phụ tá xác lập, thực hiện giao dịch thay cho người
được phụ tá”111. Qua đó, đối với quyền đại diện của người phụ tá, Tòa án gia đình
có thể đưa ra quyết định trao quyền đại diện cho người được phụ tá theo yêu cầu của người được phụ tá. Điều này cho chúng ta thấy, BLDS Nhật Bản cũng đồng ý và chấp nhận người được phụ tá có quyền tự định đoạt phạm vi của người phụ tá trong việc đại diện cho họ xác lập, thực hiện giao dịch nếu họ có năng lực ý chí. Như vậy, BLDS Nhật Bản luôn đặt ý chí của người được phụ tá lên hàng đầu, đặc biệt phạm vi đại diện của người phụ tá có thể được quyết định theo yêu cầu của người được phụ tá.
Như vậy, quy định của các nước cho thấy sự cần thiết phải tôn trọng ý chí, quyền quyết định của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong việc giám hộ cho họ. Đặc biệt là trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của giám hộ bởi việc xác định này có liên quan trực tiếp phạm vi năng lực hành vi dân sự của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trong một vụ việc nổi tiếng gần đây liên quan đến phạm vi giám hộ, khi người giám hộ can thiệp quá sâu vào quyền tự định đoạt của cá nhân, dẫn đến sự ảnh hưởng nặng nề đối với người được giám hộ. Đó là vụ việc giữa cô Britney Spears, cô ca sĩ nổi tiếng ở Mỹ, với người giám hộ của cô, ông Jamie Spears. Hôm 26/6/2021, Britney Spears phát biểu qua điện thoại trước thẩm phán Brenda Penny thông qua phiên Tòa trực tuyến của Tòa án Los Angeles (Mỹ) để yêu cầu chấm dứt quyền giám hộ đối với cô trong suốt 13 năm qua. Theo Britney Spears, người cha Jamie Spears đã kiểm soát cuộc đời cô. Dưới quyền giám hộ, cô không có quyền tự do cá nhân, cô bị bắt ép phải làm việc 7 ngày một tuần, không ngày nghỉ, nếu cô làm trái sẽ có hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra, cô bị kiểm soát ngay cả việc hẹn hò hay có con, cô phải mang vòng tránh thai, không được phép sinh thêm đứa con thứ ba. Cô bị giám hộ như một người mất năng lực hành vi, trong khi cô đang đi hát và kiếm tiền nuôi lại gia đình. Những lời cô nói cuối phiên Tòa: “Tôi cảm thấy cô độc, bị bắt nạt. Tôi mệt mỏi với sự cô đơn này. Tôi cũng xứng đáng có nhân quyền như người khác, được có gia đình, có con và được hạnh phúc”. Vụ việc hiện đang gây ra làn sóng phẫn nộ ở Mỹ112.