Nguyễn Ngọc Điện (2016), Giáo trình luật dân sự, Nxb Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh, tr 68.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 45 - 47)

này. Như vậy, quy định hiện nay, chưa thật sự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người chưa thành niên.

Suy cho cùng, mục đích chính của quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23) là bảo vệ tốt nhất cho nhóm chủ thể có nhược điểm về thể chất, hoặc tinh thần mà gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Những người có hạn chế nhất định về thể lực hoặc trí lực khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự, cho dù là người thành niên hay chưa thành niên cũng cần phải được bảo vệ tốt nhất. Vì thế, theo tác giả, đối với người chưa thành niên mà có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nên được đặt dưới chế định bảo vệ như người đã thành niên ở Điều 23 BLDS năm 2015. Có như vậy, chủ thể này mới được đảm bảo điều trị, phù hợp với tình trạng năng lực hành vi dân sự của mình. Từ đó bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của những chủ thể có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi.

Như vậy, tác giả kiến nghị nên sửa đổi quy định tại Điều 23 BLDS năm 2015 như sau: Người do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ

định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ. Nói cách khác,

tác giả cho rằng nên mở rộng chủ thể có khả năng bị tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể, không chỉ người thành niên, người chưa thành niên cũng có khả năng rơi vào tình trạng pháp lý này nếu họ thỏa mãn các điều kiện về năng lực nhận thức và làm chủ hành vi mà pháp luật yêu cầu.

2.2. Xác định người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi trong nhận thức, làm chủ hành vi

2.2.1. Quy định hiện hành về người có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố ngườingười có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Để Tòa án có thể tiến hành xét xử và ra quyết định tuyên bố một người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có đơn yêu cầu. Đây là hành vi

tiền đề và vô cùng quan trọng để có thể phát sinh hoạt động tố tụng của Tòa án72. Theo BLDS, hiện nay có ba chủ thể có thẩm quyền yêu cầu Tòa án đó là: chính người cần được Tòa án tuyên bố mình là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (người được cho là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi); người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan, cụ thể như sau:

Thứ nhất, người được cho là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có

quyền yêu cầu. Việc quy định chủ thể này được quyền yêu cầu là một điều hợp lý,

bởi bản thân người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không hoàn toàn mất năng lực hành vi dân sự. Họ vẫn có khả năng thực hiện một số quyền của mình. Vì thế, luật cho phép trong trường người này có năng lực ý chí, muốn pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của mình, thì có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Như vậy, quy định trên nhằm bảo vệ tốt quyền lợi của người được cho là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bởi không ai có thể hiểu rõ tình trạng của mình hơn chính bản thân họ.

Thứ hai, “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan” là chủ thể có thẩm quyền yêu

cầu Tòa án tuyên bố một người là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Pháp luật hiện nay không quy định cơ sở để xác định ai là người có quyền, lợi ích liên quan. Do đó, qua quy định tại khoản 1 Điều 23 BLDS năm 2015, đó có thể là bất kỳ cá nhân nào có quyền và lợi ích liên quan đến người mà họ cho rằng có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như: vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em của người đó hoặc những người có quyền và lợi ích theo hợp đồng... đều có quyền yêu cầu Tòa án xem xét. Ví dụ thực tế: trong trường hợp vợ có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng là có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể như sau: ông Phan Văn C (chồng) được chuẩn đoán là bị tâm thần phân liệt, phải nằm một chỗ. Vì thế, bà Phạm Thị B (vợ) yêu cầu Tòa án tuyên bố ông C có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Sau khi xem xét, ngày 5/02/2021, Tòa án chấp nhận yêu cầu của bà Phạm Thị B và tuyên bố ông Phan Văn C người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi73. Trong trường hợp khác, anh, chị, em có thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố, ví dụ như vụ việc: ông Huỳnh Ngọc T (em) bị bệnh bẩm sinh, để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Bà Huỳnh Thị Mỹ L (chị ruột), có đơn yêu cầu 72Đặng Thanh Hoa (2010), “Bảo vệ quyền của người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự”,Dân chủ & Pháp luật, Số 12, tr 17.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 45 - 47)