Đặng Thanh Hoa (2010), Tlđd (72) tr 19.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 51 - 54)

vệ người bị yêu cầu vì hạn chế việc bất kỳ người nào cũng có thể coi mình là người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu.

Từ những lý do trên, tác giả kiến nghị làm rõ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những chủ thể như sau: Thứ nhất, người có quyền, lợi ích liên quan là người thân thích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi như vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em, người thân trong vòng ba đời của người đó. Họ chỉ cần chứng minh mình là người thân thích như giấy đăng ký kết hôn, sổ hộ khẩu, lời khai các thành viên trong gia đình là đủ để có quyền yêu cầu. Thứ hai, người có quyền yêu cầu Tòa án là người có quyền, lợi ích liên quan trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng với người được cho là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Thứ hai, về xác định cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên

bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Có quan điểm cho rằng: cơ quan, tổ chức hữu quan trong quy định này chỉ có thể là liên quan về thẩm quyền quản lý. Đồng thời, đối với việc dân sự, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới có quyền yêu cầu Tòa án84. Với những lý giải như sau, khi đối chiếu với BLTTDS năm 2015, tại phần thứ 6 về thủ tục giải quyết việc dân sự. Mặc dù không quy định cơ quan, tổ chức hữu quan là cơ quan nào nhưng tại Điều 361 BLDS năm 2015 có thể hiện rõ, nếu phần thứ 6 không có quy định thì có thể áp dụng những quy định ở phần khác. Theo đó, khi so sánh với phần thủ tục giải quyết vụ án dân sự, tại Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Có thể thấy, cơ quan, tổ chức muốn khởi kiện vụ án dân sự thì vụ án dân sự đó phải nằm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tác giả cũng đồng ý với quan điểm kể trên, bởi khi nằm trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì cơ quan, tổ chức mới hiểu rõ về tình trạng của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Trong nhiệm vụ, quyền hạn của mình thì cơ quan, tổ chức hữu quan mới có thể ra quyết định một cách đúng đắn có cần thiết hay không yêu cầu nhằm bảo vệ cho chủ thể này.

Trên thực tế, đã có trường hợp, cơ quan, tổ chức trong phạm vi quyền hạn của mình của mình, có yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức,

làm chủ hành vi, để bảo vệ kịp thời người này. Cụ thể tại Quyết định số 29/QĐST- VDS ngày 12/2/2019 của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh như sau: Bà Trần Huỳnh M sinh năm 1992, bị bệnh tâm thần hoang tưởng khởi phát vào năm 2004 do sốc tâm lý khi mẹ chết. Thời gian sau đó, bà M thường lên cơn hoang tưởng cho rằng có người đầu độc nên mẹ bà mới chết, dẫn đến không kiểm soát được hành vi hay to tiếng, ném đá vào nhà hàng xóm. Ngày 9/03/2019, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật của UBND xã P đã họp và xác định mức độ khuyết tật của bà M đặt biệt nặng. Do đó bà M cần được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội tại Trung tâm Điều dưỡng người bị bệnh tâm thần để điều trị. Qua xác minh của UBND xã P thì bà M không người thân thích và có một số tài sản cần quản lý trong thời gian điều trị. Để bảo vệ quyền lợi của bà trong việc quản lý tài sản, cũng như điều trị, UBND xã P đã yêu cầu Tòa án tuyên bố bà M có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngày 12/02/2019, Tòa án chấp nhận yêu cầu và tuyên bố bà M có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định UBND xã P thực hiện việc giám hộ như chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà M. Qua đó cho thấy, UBND cấp xã với chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn xã85, Trong nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về dân cư trên, UBND cấp xã là cơ quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố.

Như vậy, từ những phân tích trên, tác giả kiến nghị làm rõ cơ quan, tổ chức hữu có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố như sau:Cơ quan, tổ chức hữu quan là cơ quan, tổ chức liên quan đến chủ thể có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong phạm vi, quyền hạn của mình, thì sẽ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố. Ví dụ: UBND có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố, khi dân cư nơi mình quản lý có những biểu hiện khó khăn trong nhận thức, để bảo vệ cá nhân này.

2.3. Xác định số lượng người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi làm chủ hành vi

2.3.1. Quy định hiện hành về số lượng người giám hộ của người có khó khăntrong nhận thức, làm chủ hành vi trong nhận thức, làm chủ hành vi

Khoản 2 Điều 47 BLDS năm 2015 quy định về số lượng người giám hộ như sau:

“Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám

hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu”. Điều này cho thấy, người được

85Quyết định 1852/QĐ-UB-NC ngày 10/12/1993, Quy định tạm thời về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổchức bộ máy của UBND cấp xã. chức bộ máy của UBND cấp xã.

giám hộ nói chung cũng như người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nói riêng chỉ có thể được một người giám hộ cho mình. Chỉ trừ ngoại lệ được nhiều người giám hộ, đó là cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông bà cùng giám hộ cho cháu.

Trong đó, quy định “cha mẹ cùng giám hộ cho con”, thì “con” ở đây chỉ là con đã thành niên, có thể là mất năng lực hành vi dân sự hay có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngược lại, người con trong trường hợp này không phải là con chưa thành niên. Điều này có thể lý giải như sau: theo khoản 1 Điều 47 BLDS năm 2015, người chưa thành niên được giám hộ khi “người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều

kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ...”. Mặc khác, Điều 136

BLDS năm 2015 có quy định, cha mẹ là người đại diện theo pháp luật đối với con chưa thành niên. Qua đó cho thấy, nếu cha mẹ của người chưa thành niên còn sống, không mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; không bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì cha mẹ không làm “người giám hộ” của con chưa thành niên, mà cha mẹ làm người “đại diện theo pháp luật” cho con chưa thành niên. Như vậy, “cha mẹ cùng giám hộ cho con” tại khoản 2 Điều 47 BLDS năm 2015, có thể hiểu là cha mẹ cùng giám hộ cho con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

So với BLDS năm 2005 trước đây về số lượng người giám hộ, BLDS cũng quy định một người chỉ có thể được một người giám hộ. Quy định này có ngoại lệ là:

trường hợp người giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà theo quy định tại khoản 2 Điều

61 hoặc khoản 3 Điều 62”86. Như vậy, ngoại lệ này không được quy định rộng rãi

như BLDS năm 2015, mà chỉ giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Đó là trường hợp tại khoản 3 Điều 62 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ”,

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)