Khoản 19 Điều 3 Luật HNGD năm 2014.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 50 - 51)

được giám hộ”82. Mặc dù quy định tại BLDS kể trên là về người thân thích của người được giám hộ, nhưng người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sau khi được Tòa án tuyên bố thì sẽ được đặc dưới chế định giám hộ và trở thành người được giám hộ, nên có thể hiểu những chủ thể trên là người thân thích của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo BLDS. Từ những quy định trên, đều có những điểm chung đó là người thân thích sẽ bao gồm: vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em, người thân trong vòng ba đời. Như vây, có thể rút ra được kết luận “người thân thích” của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là: vợ, chồng, con, cha, mẹ, anh, chị, em, người thân trong vòng ba đời của người này.

Ngoài những người thân thích là người có quyền, lợi ích liên quan thì người trong quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng cũng được xem là người có quyền lợi liên quan có quyền yêu cầu. Điều này có thể lý giải như sau: Khi người trong quan hệ trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng có xảy ra tranh chấp với người được xem là có người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì có quyền khởi kiện để Tòa án giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, trong vụ án dân sự, nếu đương sự là người không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa có quyết định của Tòa án tuyên bố thì Tòa án giải quyết như thế nào? Điều này, được hướng dẫn trong nghiệp vụ của Tòa án tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC của Tòa án nhân dân, mặc dù là hướng dẫn trong trường hợp mất năng lực hành vi dân sự nhưng có thể tham khảo trong trường hợp này: “khi có chủ thể cho rằng một người là đương sự trong vụ án mất năng lực hành vi dân sự thì Tòa án phải giải thích, hướng dẫn để họ thực hiện quyền yêu cầu tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự theo quy định nêu trên; trường hợp họ có yêu cầu và Tòa án thụ lý, giải quyết yêu cầu này thì Tòa án áp dụng điểm d khoản 1 Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự; trường hợp họ không yêu cầu thì Tòa án giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục chung”. Qua hướng dẫn trên cho thấy, người có quyền và lợi ích trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng là người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu và cơ sở để xác định người này có phải là người có quyền, lợi ích trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng hay không thì phải có hành vi khởi kiện để chứng minh họ là người có quyền, lợi ích liên quan83. Cơ sở xác định này nhằm bảo 82Khoản 1 Điều 51 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 50 - 51)