Điều 29 Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan năm 1915 (sửa đổi năm 2021)

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 43 - 44)

2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về mở rộng phạm vi chủ thể là người cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Như phân tích trên, pháp luật chỉ quy định người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên (Điều 23 BLDS năm 2015). Người chưa thành niên mà có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần mà gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ không được quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tại Điều 23 BLDS năm 2015. Thay vào đó, việc bảo vệ quyền lợi của người chưa thành niên được giải quyết thông qua các quy định về năng lực hành vi dân sự, giám hộ, đại diện và các quy định khác thuộc pháp luật hôn nhân và gia đình. Pháp luật quy định như vậy, liệu rằng có bảo vệ được tốt nhất quyền lợi cho các chủ thể hạn chế về mặt thể lực hoặc trí lực là người chưa thành niên?

Để có câu trả lời cho vấn đề này, cần thiết phải tiến hành so sánh các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi giữa người chưa thành niên và người đã thành niên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể như sau:

Giả sử người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất hoặc tinh thần được Tòa án tuyên bố là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Lúc này, Tòa án sẽ chỉ định người giám hộ và xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Điều 23). Người giám hộ thông qua nghĩa vụ của mình mà có trách nhiệm bảo vệ cho người được giám hộ như: chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ; đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự; quản lý tài sản của người được giám hộ cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án67.

Trong khi đó, người chưa thành niên có nhược điểm về thể chất, hoặc tinh thần mà có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, nếu rơi vào trường hợp cần giám hộ68, sẽ được giải quyết theo quy định về giám hộ cho người chưa thành niên. Theo đó, người giám hộ có trách nhiệm như sau:

67Điều 57 BLDS năm 2015.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)