112Xem “Britney Spears lên tiến chống lại quyền bảo hộ: Bị ép đạt vòng trái thai, cấm sịnh con”, truy cậpngày 28/06/2021, nguồn: https://alexwa.com/britney-spears-speaks-out-against-conservatorship-forced-to- ngày 28/06/2021, nguồn: https://alexwa.com/britney-spears-speaks-out-against-conservatorship-forced-to- have-an-iud-banned-from-giving-birth
Vụ việc trên không hoàn toàn liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tuy nhiên đây lại là một ví dụ khá rõ nét về sự tác động của người giám hộ đối với người được giám hộ. Trong quá trình xác định phạm vi này, nếu không dựa vào ý chí của người được giám hộ thì người giám hộ rất dễ can thiệp vào quyền tự định đoạt của cá nhân, ảnh hưởng đến quyền lợi của người được giám hộ. Vì thế, theo tác giả, trong quá trình xác định phạm vi giám hộ, Tòa án cần căn cứ vào yêu cầu của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi để đưa ra phán quyết. Có như thế mới bảo được quyền lợi, cũng như đảm bảo được vai trò của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong việc xác định phạm vi giám hộ cho mình.
Từ những lý do trên, để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, tác giả kiến nghị, BLDS năm 2015 nên bổ sung thêm căn cứ để Tòa án xác định quyền và nghĩa vụ cho người giám hộ theo hướng tôn trọng ý chí, yêu cầu của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Cụ thể như sau: Trong trường hợp người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có năng lực thể hiện ý chí yêu cầu Tòa án xác định phạm vi giám hộ cho mình, thì Tòa án dựa vào vào yêu cầu này để làm căn cứ đưa ra quyết định phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
2.5. Xác định người đại diện theo pháp cho người có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi làm chủ hành vi
2.5.1. Quy định hiện hành về xác định người đại diện theo pháp luật của ngườicó khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Khoản 1 Điều 125 BLDS năm 2015 quy định: “Khi giao dịch dân sự do...người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi... xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực
hiện hoặc đồng ý”. Điều này có nghĩa, trong một số giao dịch dân sự của người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì cần phải có người đại diện.
Vậy ai có thể là người đại diện theo pháp luật của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi? Theo khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015, việc xác định người đại diện cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi sẽ do Tòa án chỉ định. Cụ thể, “người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định”. Có thể thấy, người đại diện theo pháp luật có thể là người giám hộ. Điều này có nghĩa rằng, theo quy định hiện hành, người giám hộ chỉ đồng thời trở thành người đại diện theo pháp luật cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nếu người này phải được Tòa án chỉ định. Nói cách khác, tư cách đại diện của người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không được thừa nhận một cách mặc nhiên như trường hợp giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự hay người chưa thành niên.
2.5.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định về xác định người đại diện theo pháp luậtcủa người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Như đã phân tích, người giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi chỉ là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. Điều này đặt ra câu hỏi là trong trường hợp Tòa án không xác định người giám hộ đồng thời là người đại diện theo pháp luật và cũng không chỉ định người đại diện theo pháp luật thì ai sẽ là người thay mặt người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện các giao dịch tương ứng? Thực tế cho thấy, trong nhiều phán quyết liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, Tòa án không đồng thời xác định người đại diện theo pháp luật. Sau đây là một số vụ việc liên quan.
Trong vụ việc gần đây về giải quyết yêu cầu Tòa án tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của Tòa án nhân dân Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Bà Phạm thị B (vợ) yêu cầu Tòa án tuyên bố ông Phan văn C (chồng) là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Sau khi xem xét vụ việc, ngày 5/2/2021, Tòa án đưa ra quyết định: tuyên bố ông Phan Văn C là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Đồng thời, chỉ định bà Phạm Thị B (vợ) là người giám hộ của ông Phan Văn C. Bà B thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ theo Điều 57, Điều 58 BLDS năm 2015 và thực hiện quản lý tài sản của người được giám hộ theo Điều 59 BLDS năm 2015113.
Đơn cử một vụ việc khác của Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Ông Nguyễn Văn N (anh ruột) em cầu Tòa án tuyên bố anh Nguyễn Văn H là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Sau khi xem xét tài liệu, chứng cứ, ngày 25/01/2021 Tòa án ra quyết định: tuyên bố ông Nguyễn Văn H là 113Quyết định số 04/2021/QĐST-VDS ngày 05/02/2021 của Tòa án nhân dân Quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định ông Nguyễn Văn N làm người giám hộ. Ông Nguyễn Văn N có quyền và nghĩa vụ của người giám hộ theo Điều 57, Điều 58 BLDS năm 2015.114
Trong một quyết định khác, sau khi xem xét tài liệu chứng cứ về việc yêu cầu tuyên bố bà Võ Hồng H là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Ngày 04/01/2021, Tòa án nhân dân huyện U Minh, tỉnh Cà Mau đã xem xét và đưa ra quyết định. Trong đó, bên cạnh việc tuyên bố chị Võ Hồng H có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì Tòa án chỉ định ông Võ Việt B làm người giám hộ. Quyền và nghĩa vụ của ông Võ Việt B được xác định theo Điều 57, Điều 58 BLDS năm 2015115.
Tương tự như vậy, ở các quyết định khác như: Quyết định số 04/2021/QĐST- VDS ngày 21/12/2020 của Tòa án nhân dân TP. Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn; Quyết định số 07/2020/QĐST-VDS ngày 17/09/2020 của Tòa án nhân dân TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Quyết định số 17/2020/QĐST-VDS ngày 14/12/2020 của Tòa án nhân dân huyện Cù Lao, tỉnh Sóc Trăng hay Quyết định số 08/2019/QĐST-VDS ngày 19/9/2019 của Tòa án nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp... Các quyết định này đều chỉ xác định người giám hộ cùng quyền và nghĩa vụ mà không đề cập đến việc Tòa án chỉ định người giám hộ làm người đại diện. Trên thực tế, người giám hộ lúc này sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện cho người được giám hộ.
Người đại diện có vai trò bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các giao dịch dân sự. Thông qua phạm vi đại diện của mình, Người đại diện sẽ thay mặt người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập, thực hiện các giao dịch vì lợi ích của người này. Đồng thời, người đại diện còn bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các giao dịch dân sự có nguy cơ xâm phạm đến quyền và lợi ích khi có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu. Như vậy, người đại diện có vai trò không nhỏ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các giao dịch dân sự của người người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
114Quyết định số 01/2021/QĐ-ST ngày 26/01/2021 của Tòa án nhân dân TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.