Quyết định số 01/2021/QĐ-ST của Tòa án nhân dân huyệ nU Minh, tỉnh Cà Mau.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 68 - 69)

Theo Điều 57116, Điều 58117 BLDS năm 2015 cho thấy, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của người giám hộ có bao gồm quyền và nghĩa vụ đại diện. Mặc dù khoản 1 Điều 57 và khoản 1 Điều 58 BLDS năm 2015 không được áp dụng mặc nhiên cho người giám hộ của người có người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi nhưng có thể thấy được, để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của người giám hộ thì việc thừa nhận tư cách đại diện của người này là rất quan trọng. Theo cách thức quy định tại Điều 57 và Điều 58 BLDS năm 2015, việc “đại diện cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi” không chỉ là quyền mà còn là một nghĩa vụ quan trọng mà người giám hộ cần thực hiện để bảo vệ tốt quyền lợi của người cần được giám hộ. Khi người giám hộ làm người đại diện theo pháp luật, người giám hộ sẽ bảo vệ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi một cánh toàn diện, thống nhất từ chăm sóc, quản lý tài sản đến các giao dịch dân sự. Điều này mang đến sự bảo vệ tốt nhất cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Theo tác giả, quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015 là không cần thiết vì chính bản thân tư cách đại diện đã nằm trong nội dung quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. Thực tiễn hiện nay, trong các quyết định của Tòa án cũng chỉ xác định người giám hộ cùng quyền và nghĩa vụ. Tác giả cho rằng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác thì Tòa án chỉ cần quyết định về quyền và nghĩa vụ đại diện cho người giám hộ, lúc này, người giám hộ có thể đại diện cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi trong các giao dịch dân sự. Điều này giúp người giám hộ thực hiện việc bảo vệ người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi một cánh nhanh chóng, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền lợi của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)