MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VAY TIÊU DÙNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 35 - 38)

Chúng ta hãy xem kinh nghiệm CVTD từ những tổ chức tài chính khác để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Tây Ninh.

1.6.1 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng tại Home Credit

Đƣợc thành lập vào năm 1997 tại Cộng hòa Czech, tập đoàn Home Credit hiện đang dẫn đầu thị trƣờng tài chính tiêu dùng với tổng tài sản 8,8 tỷ Euro. Từ sau khi thành lập, Home Credit đã phát triển mạnh mẽ ở khu vực Trung và Đông Âu, Khối thịnh vƣợng chung các quốc gia độc lập, và Châu Á.

Năm 2009, tập đoàn PPF chính thức thành lập công ty tài chính PPF tại Việt Nam, hoạt động với thƣơng hiệu Home Credit. Kể từ khi bắt đầu hoạt động, Home Credit nhanh chóng chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực tài chính cá nhân trên thị trƣờng. Với các tính năng vƣợt trội nhƣ nhanh chóng, tiện lợi và thân thiện, Home Credit đem đến cho ngƣời tiêu dùng các sản phẩm: cho vay mua xe máy, mua đồ điện gia dụng trả góp, cho vay tiền mặt. Home Credit tập trung phân khúc cho vay khách hàng có nhu cầu mua hàng lâu bền, cung cấp các khoản vay cho khách hàng mới lẫn tái cung cấp hạn mức tín dụng hoặc cho vay qua thẻ tín dụng cho các khách hàng cũ. Đồng thời, Home Credit luôn tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội bán chéo sản phẩm với các đối tác kinh doanh khác. Home Credit cũng đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng tín chấp thông qua các hệ thống bán lẻ cho đối tƣợng khách hàng có chọn lọc.

Theo nhận định của Home Credit, thói quen tiêu dùng của ngƣời dân Việt Nam đang thay đổi. Theo đó, thay vì việc tích lũy đủ số tiền để mua một sản phẩm mình mong muốn, khách hàng Việt Nam hiện đang hƣớng đến việc mua sản phẩm mà mình thích và thanh toán bằng các khoản tích lũy sau đó. Hiện tại,

Home Credit đang chiếm khoảng 40 -45% thị trƣờng cho vay tiêu dùng kim khí điện máy và 35% thị trƣờng cho vay mua xe máy.

Theo thống kê của Home Credit, có khoảng 20% khách hàng khu vực miền Nam mua hàng dựa vào tín dụng, tại miền Bắc con số này là 10%, và đang có dấu hiệu tăng lên. Đƣợc biết, trong số khách hàng đến với Home Credit, có tới 75% khách hàng đƣợc chấp thuận vay vốn. Trong đó, có những khách hàng chƣa từng tiếp cận dịch vụ của ngân hàng, thậm chí chƣa biết cách mở tài khoản. Dù thủ tục vay rất thông thoáng, nhanh gọn song Home Credit quản lý rủi ro rất tốt. Tỷ lệ nợ xấu của công ty này chỉ 4%. Sở dĩ duy trì đƣợc mức nợ xấu này là do Home Credit luôn thƣờng xuyên liên lạc với khách hàng, nhắc nhở khách hàng thƣờng xuyên nên việc thu hồi nợ đạt kết quả cao. Trong khi đó, các công ty khác đợi đến sát thời điểm thanh toán, tất toán khoản vay mới nhắc nợ thì đã quá muộn. Tại 3 thị trƣờng: Việt Nam, Trung Quốc và Nga - tổ chức này đang xếp thứ nhất về lĩnh vực cho vay tài chính tiêu dùng.

Nhƣ vậy, mặc dù lãi suất CVTD của Home Credit cao hơn so với lãi suất của các TCTD khác nhƣng với lợi thế của mình về công nghệ, số lƣợng điểm giao dịch, về hồ sơ thủ tục, về thời gian xử lý … đã giúp Home Credit chiếm lĩnh thị phần về CVTD khá lớn.

1.6.2 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của ngân hàng TNHH một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam)

Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất trên thế giới với các chi nhánh tại châu Âu, châu Á Thái Bình Dƣơng, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi. HSBC định vị thƣơng hiệu của mình thông qua thông điệp "Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phƣơng".

Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC chính thức đƣa ngân hàng con đi vào hoạt động, trở thành ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên đƣa ngân hàng con vào hoạt động tại Việt Nam sau khi nhận đƣợc giấy phép của Ngân hàng Nhà Nƣớc để thành lập Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động tại Việt Nam, HSBC giành đƣợc những giải thƣởng cao quý nhƣ: Ngân hàng nƣớc ngoài tốt nhất Việt Nam 2006, 2007, 2008

do tạp chí FinanceAsia bình chọn, Ngân hàng Bán Lẻ tốt nhất Việt Nam 2006 do AsianBanker bình chọn, giải thƣởng Rồng Vàng cho Ngân hàng đƣợc yêu thích nhất (Most Preferred Bank) do Thời báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ bình chọn trong 8 năm liền từ năm 2001 – 2008.

HSBC Việt Nam xác định phân khúc khách hàng trong hoạt động của mình là phân khúc khách hàng cao cấp và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với lợi thế có mạng lƣới toàn cầu, HSBC Việt Nam phục vụ khách hàng xuyên quốc gia, những ngƣời thƣờng phải sống và làm việc ở nƣớc ngoài hoặc cần phải thực hiện những giao dịch tài chính trên phạm vi quốc tế, nhu cầu chi tiêu, mua sắm của họ rất cao, HSBC Việt Nam hƣớng đến những đối tƣợng khách hàng mục tiêu này nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của tầng lớp khách hàng thƣợng lƣu.

Một trong những yếu tố làm nên thành công của HSBC Việt Nam là cung cấp cho khách hàng của mình các nhóm sản phẩm trọn gói, các dịch vụ tiện ích có tính chất hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Khuyến khích khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm bổ trợ cùng lúc, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng bằng các dịch vụ giá trị gia tăng và các ƣu đãi kèm theo cho khách hàng. Ngoài ra, HSBC Việt Nam còn liên kết với các điểm ƣu đãi, các đơn vị Chấp nhận thẻ để khách hàng của mình đƣợc giảm giá khi mua hàng tại các đơn vị này. Đây là hoạt động bán chéo sản phẩm của HSBC Việt Nam mà một số ngân hàng Việt Nam đã áp dụng. Bán chéo sản phẩm không có nghĩa là bán những gì mình có mà bán những gì khách hàng cần. Làm đƣợc việc này các ngân hàng Việt Nam phải có lộ trình đào tạo nhân viên bài bản, nắm bắt tính năng sản phẩm, hiểu khách hàng từ đó mới có thể thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói chung và sử dụng sản phẩm cho vay tiêu dùng nói riêng.

1.6.3 Kinh nghiệm cho vay tiêu dùng của ngân hàng TNHH một thành viên ANZ Việt Nam (ANZ Việt Nam) thành viên ANZ Việt Nam (ANZ Việt Nam)

ANZ là một trong những ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên hoạt động tại Việt Nam kể từ năm 1993. Vào năm 2008, ANZ là một trong ba ngân hàng nƣớc ngoài đầu tiên đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cấp giấy phép thành lập ngân hàng thƣơng mại có 100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam. Giấy phép này đã

cho phép ANZ đẩy mạnh chiến lƣợc phát triển, mở rộng mạng lƣới hoạt động tại Việt Nam, thành lập nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2009. Mặc dù mới hoạt động tại Việt Nam khoảng hơn 20 năm nhƣng ANZ Việt Nam đã để lại nhiều dấu ấn trong hoạt động ngân hàng, nhận đƣợc nhiều giải thƣởng có giá trị đƣợc nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc công nhận. Năm 2013 ANZ Việt Nam nhận đƣợc Giải thƣởng „Ngân Hàng Bán Lẻ Tốt Nhất Việt Nam‟ do Tạp chí The Asian Banker trao tặng trong hạng mục Giải Thƣởng Dịch vụ tài chính bán lẻ quốc tế xuất sắc.

ANZ có một chiến lƣợc phát triển duy nhất đó là chiến lƣợc siêu khu vực. Trong khi nền kinh tế Mỹ và châu Âu vẫn đang chậm chạp hồi phục, Australia, New Zealand và các thị trƣờng khác ở châu Á tiếp tục tăng trƣởng. Việt Nam vẫn là một trong những thị trƣờng trọng điểm của ANZ nhƣ là một phần của chiến lƣợc phát triển siêu khu vực và đang tiếp tục đầu tƣ và phát triển kinh doanh tại đây.

ANZ đặt mục tiêu rất lớn về dịch vụ tài chính bán lẻ ở thị trƣờng Việt Nam, bởi đây là thị trƣờng trẻ, đang tăng trƣởng. Tăng trƣởng khối khách hàng cá nhân của ANZ Việt Nam trong những năm qua khá ấn tƣợng chính nhờ chiến lƣợc nói trên. Để đẩy mạnh chiến lƣợc bán lẻ tại thị trƣờng Việt Nam, ANZ sẽ tiếp tục tập trung phân khúc khách hàng trung lƣu; trong đó, CVTD thông qua sản phẩm thẻ tín dụng luôn đƣợc ANZ chú trọng. ANZ đã tận dụng kinh nghiệm cũng nhƣ lợi thế mạng lƣới toàn cầu để tạo ra sự khác biệt so với các Ngân hàng nội địa, khả năng phục vụ khách hàng xuyên quốc gia, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu, mua sắm của khách hàng, đem lại những tiện ích lớn cho phân khúc khách hàng cao cấp, những ngƣời thƣờng xuyên phải di chuyển giữa các nƣớc. Cũng nhƣ HSBC, đây là lợi thế lớn mà chỉ các ngân hàng toàn cầu mới có thể cung cấp đƣợc cho khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)