2.1 TỔNG QUAN VỀ BIDV
2.1.3.1 Đặc điểm địa bàn hoạt động kinh doanh
Tuy nằm trong khu vực Động lực trọng điểm phía Nam nhƣng tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Tây Ninh chƣa phát triển bằng các tỉnh thành trong khu vực, với vị trí địa lý giáp biên giới nƣớc bạn Campuchia, Bình Dƣơng, Bình Phƣớc và Thành phố Hồ Chí Minh. Tây Ninh có 09 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: Thành phố Tây Ninh là trung tâm hành chính văn hóa của tỉnh và 08 huyện: Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng, Bến Cầu, Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và Dƣơng Minh Châu.
Tây Ninh đƣợc xem là tỉnh đầu mối và là cửa ngõ giao thông về đƣờng bộ quan trọng vào Campuchia và các nƣớc Asian; có vị trí chiến lƣợc về an ninh quốc phòng của quốc gia; là đầu mối giao thƣơng, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ-thƣơng mại-du lịch của các nƣớc tiểu vùng sông Mê Kông vì có vị trí địa lý nằm trong trục không gian phát triển chính của vùng: trục dọc có tuyến cao tốc đƣờng Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14 - tuyến N2) đi qua, trục ngang có tuyến đƣờng Xuyên Á (Thành phố Hồ Chí Minh – cửa khẩu Mộc Bài) và Quốc lộ 22 B (Gò Dầu - cửa khẩu Xa Mát).
Theo số liệu từ cục thống kê tỉnh Tây Ninh dân số khoảng 1.090.140 ngƣời (năm 2013), diện tích tự nhiên 4.035,45 km2, mật độ dân số là 262,31 ngƣời/km2, dân cƣ tập trung nhiều ở Thành phố Tây Ninh (trung tâm kinh tế- chính trị-văn hóa của tỉnh) cùng 3 huyện phía Nam (Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng) và thƣa dần ở 5 huyện còn lại là Dƣơng Minh Châu, Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu, Châu Thành. Dân số thành thị chiếm khoảng 16% tổng dân số trên địa bàn, hơn 80% dân số gắn với nông nghiệp, nông thôn.
Tây Ninh là tỉnh nông nghiệp, chỉ với 8 khu công nghiệp. Mặc dù vậy đã có hơn 15 NHTM và 10 Quỹ tín dụng hoạt động tại đây. Do đó, mức độ cạnh
tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn là vô cùng khốc liệt, đặc biệt là ở thành phố Tây Ninh.