Bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 69 - 70)

2.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV TÂY

2.2.2.5 Bộ máy tổ chức, nguồn nhân lực

Bộ máy tổ chức, về cơ bản bộ máy tổ chức hoạt động NHBL đã đƣợc xây

dựng theo định hƣớng của Hội sở chính. Tách bạch hai khối bán lẻ và bán buôn. Theo đó, Tổ tín dụng trực thuộc phòng KHCN trong đó có 04 cán bộ, trong đó có 02 cán bộ vừa làm công tác phát triển tín dụng bán lẻ đồng thời kiêm luôn việc phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng.

Nhƣ đã đề cập tại tiểu mục 2.1.2.2 BIDV Tây Ninh có 1 phòng KHCN và 4 PGD. Tại các PGD số lƣợng cán bộ bán hàng trực tiếp là 2 cán bộ vừa phụ trách việc phát triển bán hàng, vừa phụ trách phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng nên chƣa thật sự chú trọng vào việc mở rộng cho vay tiêu dùng mà tập trung chủ yếu vào cho vay hộ sản xuất kinh doanh với số tiền vay lớn mà chi nhánh hƣởng chênh lệch từ hoạt động mua bán vốn thấp trong khi cho vay tiêu dùng chênh lệch cao hơn nhƣng chƣa đƣợc chú trọng. Thị phần này hiện đang thuộc các đối thủ cạnh tranh, BIDV Tây Ninh chỉ cho vay các đối tƣợng hƣởng lƣơng qua ngân sách, trả lƣơng qua tài khoản của BIDV với quy mô không đáng kể, chƣa thật sự tƣơng xứng với quy mô nền khách hàng hiện tại, thƣơng hiệu và sự hiện diện lâu đời của BIDV trên địa bàn hoạt động.

Về nguồn nhân lực, nhìn chung chất lƣợng nguồn nhân lực của BIDV

Tây Ninh khá tốt với tỷ lệ 88,8% tổng số nhân viên có trình độ đại học trở lên, trong đó, đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng tốt nghiệp đại học 100%. Đội ngũ cán bộ đƣợc trẻ hóa, chất lƣợng nguồn nhân lực của BIDV Tây Ninh đã đƣợc cải thiện đáng kể.

Tuy trình độ học vấn của cán bộ bán hàng đƣợc nâng cao nhƣng còn trẻ, thiếu kinh nghiệm nên kỷ năng bán hàng của cán bộ vẫn còn yếu. Hơn nữa, tại chi nhánh có 7 cán bộ thuộc biên chế phòng KHCN nhƣng chỉ có 02 cán bộ làm công việc phát triển sản phẩm cho vay tiêu dùng, 8 cán bộ kiêm nhiệm bán buôn và bán lẻ tại các PGD, số lƣợng khách hàng ngày càng tăng lên, bình quân cứ 1 cán bộ KHCN phải quản lý và chăm sóc hơn 1000 khách hàng nên gây ra sự quá

tải cho cán bộ khi vừa phải phát triển khách hàng mới, vừa duy trì,chăm sóc nền khách hàng cũ. Ở một số vị trí còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm, kỷ năng bán hàng và chăm sóc khách hàng chƣa cao. Nhận thức về việc bán chéo các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ khác ngoài huy động và cho vay chƣa sâu. Từ đó, cũng làm cho hạn chế việc triển khai các sản phẩm dịch vụ bán lẻ của ngân hàng đến khách hàng. Ngoài ra, việc bồi dƣỡng, đào tạo cán bộ KHCN phụ thuộc nhiều vào các lớp đào tạo tập trung tại Hội sở chính, chi nhánh chƣa chú trọng việc đào tạo thƣờng xuyên cho cán bộ tại chi nhánh do phong tục tập quán của các vùng miền khác nhau nên nhận thức và khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng của ngƣời dân cũng khác nhau. Phong trào tự học tập, nghiên cứu sản phẩm tuy có phát động nhƣng chỉ mang tính hình thức, cán bộ chƣa chủ động nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm khi triển khai sản phẩm mới, do đó nhiều sản phẩm mới ra đời nhƣng cán bộ chƣa am hiểu nên không thể tƣ vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Định biên lao động bị hạn chế, áp lực công việc cao, các sản phẩm mới triển khai ngày càng nhiều, hồ sơ, thủ tục cấp tín dụng còn khá phức tạp. Vì vậy, cán bộ làm công tác bán hàng mất nhiều thời gian cho việc tác nghiệp dẫn đến thời gian tìm kiếm, tiếp thị khách hàng bị hạn chế. Một số cán bộ còn thụ động trong việc bán chéo sản phẩm, chƣa cập nhập đầy đủ các tiện ích sản phẩm nên việc tƣ vấn, tiếp thị chƣa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)