Các tổ chức HSBC Việt Nam, ANZ Việt Nam, Home Credit Việt Nam có sự hậu thuẫn rất lớn từ phía ngân hàng, công ty mẹ về tầm nhìn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực hoạt động NHBL, CVTD của mình. Vì thế, họ có những
lợi thế nhất định trong quá trình cạnh tranh với các ngân hàng bản địa và dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam. Từ kinh nghiệm của hai ngân hàng và của công ty tài chính nƣớc ngoài trên ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về hoạt động CVTD cho BIDV Tây Ninh nhƣ sau:
Thứ nhất, phải có tầm nhìn, chiến lƣợc phát triển cụ thể cho hoạt động của mình trên cơ sở nghiên cứu thị trƣờng, xu thế phát triển, xác định mục tiêu cần đạt đƣợc. Từ đó, đề ra các kế hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn cụ thể và tập trung nguồn lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.
Thứ hai, xác định thị trƣờng mục tiêu, phân khúc và nhu cầu khách hàng. Lấy khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.
Thứ ba, căn cứ vào mục tiêu, phân khúc khách hàng và nhu cầu khách hàng. Từ đó, xây dựng danh mục các sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng cần liên kết với các đối tác, các hệ thống bán lẻ nhằm tạo ra những điểm ƣu đãi cho khách hàng. Gia tăng thêm tiện ích cho khách khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.
Thứ tư, là bán những gì khách hàng cần chứ không phải bán những gì ngân hàng có, khơi gợi nhu cầu của khách hàng từ đó hƣớng khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
Thứ năm, về mặt con ngƣời. Đây có thể nói là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong chiến lƣợc hoạt động, phát triển sản phẩm của ngân hàng. Các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng ngày càng hiện đại, phức tạp đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải chuyên nghiệp, am hiểu hết tính năng, công dụng của từng sản phẩm từ đó mới có thể tƣ vấn và bán sản phẩm cho khách hàng. Bên cạnh đội ngũ nhân viên bán hàng cũng phải cần đƣợc trang bị kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình mà không sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng khác.
Thứ sáu, đơn giản hóa các hồ sơ thủ tục, tạo sự thoải mái cho khách hàng nhƣng vẫn đảm bảo tính pháp lý cho ngân hàng.
Thứ bảy, đầu tƣ vào hệ thống hạ tầng công nghệ, hiện đại hóa các sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm chứa hàm lƣợng công nghệ cao nhƣng vẫn phải giữ đƣợc giao diện thân thiện, dễ sử dụng đối với ngƣời dùng.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 của luận văn đã cung cấp một số vấn đề cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng. Marketing mix áp dụng trong cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng đã đúc kết đƣợc một số kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ các thƣơng hiệu lớn nhƣ công ty Home Credit, Ngân hàng ANZ Việt Nam và HSBC Việt Nam từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho BIDV Tây Ninh.
Trong Chƣơng 1, tác giả đƣa ra các chỉ tiêu đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng theo những yếu tố khách quan. Những yếu tố chủ quan dựa trên quy tắc 7Ps, đồng thời luận văn cũng đƣa ra một số chỉ tiêu chính đánh giá việc mở rộng cho vay tiêu dùng dựa trên số liệu kinh doanh của ngân hàng.
Ở Chƣơng 2, luận văn sẽ tập trung phân tích các chỉ tiêu đã đƣa ra ở Chƣơng 1 để đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng của BIDV Tây Ninh một cách rõ nét hơn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV TÂY NINH