Nội dung và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Quan hệ công chúng 1 Những nội dung hoạt động cơ bản:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 31 - 34)

7 Sổ tay quan hệ công chúng, tr.23.

2.3 Nội dung và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Quan hệ công chúng 1 Những nội dung hoạt động cơ bản:

2.3.1 Những nội dung hoạt động cơ bản:

Theo quan điểm của Tymson và Lazar8, Quan hệ công chúng chuyên nghiệp hoạt động trên mọi lĩnh vực của đời sống

Chính phủ - từ cấp địa phương đến cấp quốc gia, quốc tế

Các doanh nghiệp - các ngành: tầm nhỏ, tầm trung, tầm lớn, tầm xuyên quốc gia. Hoạt động xã hội và cộng đồng

Các đơn vị giáo dục, các trường đại học. Bệnh viện và các trung tâm chăm sóc sức khoẻ Các tổ chức từ thiện và phi lợi nhuận

Hoạt động quốc tế

Tymson và Lazar tóm tắt những hoạt động thực tiễn cơ bản của Quan hệ công chúng như sau: 8 Sổtay Quan hệ công chúng Australia và New Zealand, sdd, tr.31-32.

- Tư vấn dựa trên cơ sở hiểu biết hành vi con người

- Phân tích các khuynh hướng tương lai và tư vấn về hậu quả mà những khuynh hướng này sẽ có thể tạo ra

- Nghiên cứu dư luận, thái độ, kỳ vọng của công chúng, và tư vấn về những hành động phản ứng cần thiết

- Thiết lập và duy trì hoạt động thông tin hai chiều dựa trên sự thật và thông tin đầy đủ - Ngăn chặn mâu thuẫn và hiểu lầm

- Khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm xã hội - Tạo sự hài hòa giữa quyền lợi công và tư.

- Khuyến khích thiện chí các nhân viên, nhà cung cấp và khách hàng - Cải thiện mối quan hệ lao động

- Thu hút nhân tài và giảm tốc độ thay thế nhân công - Quảng bá sản phẩm và dịch vụ

- Tối đa hóa lợi nhuận

- Gây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Khuyến khích sự quan tâm đến các vấn đề quốc tế - Khuyến khích sự hiểu biết về dân chủ

Tymson và Lazar cho rằng một hoạt động Quan hệcông chúng điển hình thường bao gồm 4 phần:

- Phân tích, nghiên cứu và xác định vấn đề - Chuẩn bị một chương trình hành động - Thực hiện chương trình

- Theo dõi kết quảvà đánh giá hoạt động

Tổng hợp quan điểm của các nhà nghiên cứu Quan hệcông chúng như John Fawkes, Tymson, Jane Johnston và Clara Zawawi, Đinh ThịThúy Hằng, ta có thể thấy những hoạt động chính của Quan hệ công chúng là:

1. Quan hệ báo chí: Làm việc với phóng viên, biên tập viên, chuyên gia của các tòa soạn, địa phương, quốc gia, quốc tế hoặc báo chí thương mại, bao gồm báo viết, phát thanh, truyền hình, truyền thông trực tiếp. Ví dụ: viết và gửi thông cáo báo chí.

2. Truyền thông chiến lược: Phát hiện và phân tích tình huống, vấn đề, đưa ra cách giải quyết để phát triển mục tiêu của tổ chức. Ví dụ: nghiên cứu, lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch đểnâng cao uy tín của tổ chức

3. Truyền thông: cung cấp thông tin cho công chúng thông qua các phương tiện hình ảnh, âm thanh, chữ viết.

4. Tổ chức sự kiện: Tổ chức các chuỗi sự kiện, triển lãm. Ví dụ: buổi giới thiệu sản phẩm mới,triển lãm...

5. Quan hệ công chúng nội bộ:Truyền thông với nhân viên, thiết lập và củng cố mối quan hệ với những thành viên trong tổ chức. Ví dụ: phát hành bản tin nội bộ, tổ chức hội nghị công nhân viên chức, trao thưởng cho các nhân viên xuất sắc.

6. Quan hệ cộng đồng - trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:Tiếp xúc với cộng đồng địa phương, những đại diện được bầu ra. Ví dụ: thuyết trình, hội họp, thư tín.

7. Quan hệ với chính phủ:làm việc với hệ thống cơ quan lập pháp và hành pháp từ trung ương đến địa phương có ảnh hưởng đến tổ chức của bạn.

8. Quan hệ tài chính và quan hệ với nhà đầu tư: Tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân tài

chính. Ví dụ: gửi các thông cáo báo chí về tình hình tài chính của tổ chức.

9. Quản lý vấn đề: Kiểm soát môi trường chính trị, kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Ví dụ: cân nhắc tác động của kinh tế Mỹ và chiến dịch tranh cử tổng thống đối với các tổ chức của Anh.

10.Quản trị khủng hoảng: Đưa ra các thông điệp rõ ràng trong những tình huống thay đổi nhanh chóng và khẩn cấp. Ví dụ: đại diện cho cảnh sát, bệnh viện hoặc chính quyền địa phươngđể tiếp xúc với báo chí sau khi xảy ra vụ tai nạn tàu hỏa

11.Công vụ: Tiếp xúc với những nhóm người tạo ra dư luận xã hội, ví dụ những chính khách địa phương. Ví dụ: diễn văn đọc trước công chúng, tổ chức các cuộc gặp gỡ.

12.Soạn thảo, biên tập, quản lý ấn phẩm, tài liệu, văn bản như thông cáo báo chí, bài chuyên đề, báo cáo thường niên, diễn văn, các cuốn sách nhỏ, tờ rơi, website

13.Gây quỹ: thay mặt cho khu vực hoạt động phi lợi nhuận để thiết lập và củng cố mối quan hệ nhằm thu hút sự ủng hộ hoặc quyên góp của công chúng

14.Tài trợ: cho hoặc nhận tiền hay bất kỳ hình thức hỗ trợ tương tự, đổi lại sẽ được tiếp xúc với công chúng.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)