12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.
4.1.1 Vấn đề xúc phạm danh dự và vi phạm quyền tự do cá nhân:
Xúc phạm danh dự
Đây là lĩnh vực vi phạm phổ biến nhất đối với những người làm công việc viết cho Quan hệ công chúng. Xúc phạm danh dự là bất cứ hình thức, hoạt động truyền thông nào khiến cho một người nào đó bị khinh miệt, khinh ghét, cười cợt hoặc khinh bỉ. Tại Mỹ, các quy định luật pháp liên quan đã được đề ra để bảo vệ danh tiếng của các cá nhân và tổ chức. Để kết luận thông tin đưa ra có đúng là mang tính xúc phạm danh dự hay không, thì nó phải thỏa mãn 4 hoặc 5 điều kiện sau:
1. Làm tổn thương đến danh tiếng của người khác
2. Xác định rõ nạn nhân bằng tên hoặc các hình thức khác rõ ràng mà mọi người có thể nhận thấy
3. Được xuất bản, đăng tải hoặc phát sóng đến các khán giả khác không phải là chính bản thân nạn nhân
4. Có hàm chứa yếu tố sai - được phát tán với ác ý (đối với nhân vật nổi tiếng) hoặc do sơ suất (đối với cá nhân)
5. Nếu vắng điều kiện thứ tư, cần chứng minh được thiệt hại hoặc tổn thương gây ra.
Theo luật pháp Mỹ, bất kì cá nhân hoặc công ty nào cũng có quyền khiếu kiện về vấn đề xúc phạm danh dự.Các công ty và quan chức tính đến việc kiện những người đã đưa ra các ý kiến phê bình xúc phạm danh dự phải xét đến hậu quả về mặt Quan hệ công chúng của vụ kiện trước tòa án công luận cũng như cơ hội thắng cử tại tòa án pháp luật.
Tại Australia, các luật liên quan đến vấn đề xúc phạm danh dự, và các quy định xác định thế nào là xúc phạm danh dự thì khác nhau tùy theo bang. Xúc phạm danh dự là một lĩnh vực chuyên biệt và khuyến cáo được đưa ra là cần phải có tư vấn pháp luật khi có khả năng sẽ xảy ra vấn đề xúc phạm danh dự..
Tại Australia, việc biện hộ tự bảo vệ trước các vụ kiện xúc phạm danh dự công dân khác nhau tùy theo bang. Các lí lẽ biện hộ có thể bao gồm khả năng không gây hại, sự thật, đặc quyền tuyệt đối, các đặc quyền được cấp phép, các bản báo cáo được bảo vệ, các thông báo chính thức, những lời bình luận công bằng và tính không quan trọng .
Khi đã được tuyên bố rằng một người đã bị xúc phạm danh dự, tốt nhất bạn nên công bố một lời xin lỗi sớm nhất ngay khi có cơ hội để làm giảm nhẹ những thiệt hại gây ra. Ở bang New
South Wales và bang Tasmania của Australia, có thủ tục “Xin lỗi chính thức”,nghĩa là đưa ra lời đề nghị công bố lời đính chính và xin lỗi.
Quyền tự do cá nhân
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với cụm từ “xâm phạm tự do cá nhân”. Đối với những người làm Quan hệ công chúng, việc vi phạm quyền riêng tư là một mối lo ngại lớn. Điều này có thể xảy ra rất dễ dàng. Ví dụ, vị trí của bạn là biên tập viên tạp chí nội bộ không tự nhiên cho bạn quyền được sử dụng ảnh của bất kì nhân viên nào bạn có trong hồ sơ, hoặc tiết lộ thông tin cá nhân về một nhân viên mà không được phép bằng văn bản của người đó.
Học giả về luật William L. Prosser chia luật về đời tư thành 4 dạng bị vi phạm khác nhau, mỗi phần là “một sự can thiệp quyền của nguyên đơn “được yên ổn” ”. Bốn mục này bao gồm:
1. Xâm phạm sự riêng tư, sự yên tĩnh, việc riêng của cá nhân 2. Tiết lộ công khai những chi tiết riêng tư gây xấu hổ cho bị đơn
3. Đăng tải các thông tin khiến nguyên đơn bị nhìn nhận sai trong mắt công chúng 4. Lấy tên riêng của nguyên đơn để sử dụng vì lợi ích của bị đơn.
Mỗi mục này đều ảnh hưởng đến Quan hệ công chúng. Ví dụ, xâm phạm sự riêng tư của cá nhân có the thông qua việc tìm kiếm bất hợp pháp, nghe lén.Việc thu âm lén cuộc nói chuyện có thể dẫn đến bị kiện. Luật pháp đã quy định hành vi nhìn trộm, rình mò, nghe lén ở những nơi riêng tư của người khác là bất hợp pháp, bao gồm cả việc sử dụng ống nhòm từ xa, giấu microphone.
Sự tiết lộ công khai những chi tiết cá nhân cũng tương tự như việc bôi nhọ dưới hình thức viết ở chỗ nó xúc phạm nhân cách và có thể gây ra những đau khổ về tinh thần. Sự khác biệt là ở chỗ thông tin bị tiết lộ là sự thật nhưng gây xấu hổ, và không nhất thiết là danh tiếng bị tổn hại. Ví dụ, khi các thông tin y tế về cá nhân, danh tính của nạn nhân các vụ tội phạm tình dục, tên của người tội phạm vị thành niên bị tiết lộ, khi các bức ảnh chụp cá nhân trong một tư thế gây xấu hổ. Những người làm Quan hệ công chúng ở các cơ quan công, đặc biệt là nơi thông tin y tế được lưu trữ, phải nắm vững các hạn chế của pháp luật về việc tiết lộ thông tin của khách hàng hoặc bệnh nhân. Hầu hết các tổ chức này đều có những bộ hướng dẫn về việc tiết lộ thông tin. Theo quy định chung, các nhân viên Quan hệ công chúng phải nhận được sự cho phép bằng văn bản trước khi tiết lộ thông tin cá nhân. Cha mẹ phải cho phép thì mới được tiết lộ thông tin
cá nhân về trẻ em.
Trường hợp chiếm dụng tên của hoặc ảnh của người khác cho mục đích quảng cáo hoặc thương mại mà không được sự đồng ý có thể xảy ra khi một nhà quảng cáo sử dụng ảnh của người nổi tiếng mà không được sự cho phép. Người làm Quan hệ công chúng phải có văn bản có chữ kí cho phép khi sử dụng tên hoặc ảnh của bất kì ai cho quảng cáo hoặc các ấn phẩm khác. Các nhân viên có thể ngầm chứng tỏ sự đồng ý khi họ sẵn lòng cung cấp thông tin và ảnh cho các ấn phẩm tin tức nội bộ.Nhưng nếu ảnh của họ được sử dụng trong các ấn phẩm bên ngoài “gia đình” doanh nghiệp thì nhân viên có thể kiện chủ công ty với tội chiếm dụng tên, ảnh cá nhân. Từ vấn đề chiếm dụng tên ( ảnh) cá nhân dẫn đến nảy sinh vấn đề về vi phạm bản quyền khai thác tài năng của cá nhân. Ví dụ: năm 1992, tòa án Mỹ không xét lại vụ cho ca sỹ Bette Midler được bồi thường 400000 usd. Ca sỹ này đã kiện hang Young&Rubicam đã sử dụng một ca sỹ có giọng ca giống Midler trong một quảng cáo cho hãng Ford.
Nói tóm lại, tại Mỹ, các tổ chức không thể sử dụng tên hoặc chân dung của người sống cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo mà không được sự đồng ý, và ở một số bang của Mỹ, nguyên tắc này áp dụng với cả tên và chân dung của người nổi tiếng đã qua đời.. Người làm Quan hệ công chúng phải được sự đồng ý trước khi sử dụng tên, giọng nói, ảnh hoặc chân dung của một người nào đó. Luật pháp quy định mọi người đều có quyền hợp pháp về sự riêng tư của cá nhân mình.
Bóp méo hình ảnh cá nhân
Là khi nguyên đơn bị nhìn nhận sai trong mắt công chúng và các thông tin làm cho người đó không giống như bản thân họ. Vi phạm này bao gồm các phát ngôn hoặc miêu tả sai lạc, nhưng danh tiếng không nhất thiết bị phá huỷ. Sự nhìn nhận sai lạc là khi xảy ra tình trạng cá nhân cảm thấy bị xấu hổ và đau khổ. Ví dụ, những lời chú thích sai lạc dưới một bức ảnh có thể bóp méo hình ảnh cá nhân, gây ấn tượng sai về người trong ảnh.
Vấn đề bóp méo sự thật
Bóp méo sự thật là việc đưa ra một tuyên bố hoặc thực hiện một hành vi chuyển tải một ấn tượng sai lạc hoặc không đúng. Tại Australia, việc giải quyết việc bóp méo sự thật có thể được dựa vào quy định của luật pháp thông thường hoặc bằng cách tham khảo Bộ luật Hoạt động Thương mại.
Có ba loại bóp méo sự thật: do vô tình, do cẩu thả, lơ đãng, và lừa dối không trung thực - tuỳ thuộc vào tâm trạng của người.. .Một sự bóp méo vô tình là khi người thể hiện tin rằng những lời anh ta nói là sự thật và anh ra không có ý định lừa dối. Ngược lại là sự bóp méo do cố tình lừa dối. Tuỳ thuộc vào tính chất của sự bóp méo mà việc giải quyết bồi thườngđối với bên bị thiệt hại sẽ khác nhau.