Trách nhiệm pháp lý của người làm Quan hệ công chúng:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 79 - 81)

12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.

4.1.3Trách nhiệm pháp lý của người làm Quan hệ công chúng:

Trong quá trình hoạt động Quan hệ công chúng , có thể bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những hành động của bạn.Người làm Quan hệ công chúng cần lưu ý rằng, một khách hàng hành động theo tư vấn chuyên môn của bạn chỉ để rồi phát hiện ra rằng đó chỉ là những lời khuyên cẩu thả, thì rất có thể họ sẽ có lý do để kiện đòi bạn phải bồi thường.

tụng, tranh chấp bởi vì bạn chính là kẻ “đứng mũi chịu sào”, “đưa đầu chịu báng” cho người khác. Cũng cần chú ý rằng người chủ sẽ phải chịu trách nhiệm đối với hành động của các nhân viên.

Ngoài những chi tiết nêu trên, bất cứ vi phạm pháp luật nào của người làm Quan hệ công chúng, dù vô tình hay cố ý, đều có thể phải chịu sự trừng phạt của pháp luật liên quan.

Tóm lại:

Qua những giới thiệu của trên về các quy định pháp luật ảnh hưởng đến hoạt động Quan hệ công chúng, có thể nhận thấy rằng lĩnh vực này có rất nhiều nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật nếu không thận trọng. Vì vậy, điều cơ bản và cần thiết là phải có một số kiến thức và hiểu biết về pháp luật và có khả năng xác định những vấn đề pháp luật tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. Thường những gì có vẻ như là những dữ kiện không quan trọng lại trở thành cơ bản trong việc quyết định tính hợp pháp hay bất hợp pháp của một số hành động. Vì vậy, trước khi hành động, hãy suy xét thấu đáo, nghiêm túc về những hậu quả có thể xảy ra từ hành động của mình.

Để làm việc trong lĩnh vực Quan hệ công chúng, rất cần có đủ kiến thức về các vấn đề pháp luật để có sự nhạy cảm với những vấn đề tiềm ẩn và để nhận ra khi nào thì cần tìm đến sự tư vấn về mặt pháp luật.

Những vấn đề pháp luật có liên quan đến Quan hệ công chúng khá đa dạng, tuỳ theo các lĩnh vực hoạt động của Quan hệ công chúng. Hơn nữa, chúng còn chịu sự quy định của điều kiện chính trị - kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cụ thể. Ví dụ, luật phát ngôn, báo chí và tiếp cận thông tin ở Mỹ có nhiều điểm khác với ở Việt Nam do sự khác biệt về thể chế chính trị. Ngay cả trong cùng một vấn đề, quy định pháp luật của từng nước cũng có thể có những điểm khác biệt nhau.

Vấn đề bản quyền, xúc phạm danh dự, luật tài chính-doanh nghiệp, quan hệ lao động là những vấn đề pháp luật mà người làm Quan hệ công chúng cần thận trọng lưu ý trong quá trình tác nghiệp. Ngoài ra, nhiều vấn đề khác có thể nảy sinh tùy theo tình hình đặc điểm của từng quốc gia. Ví dụ, New Zealand rất chú trọng đến vấn đề người dân tộc thiểu số, chống phân biệt chủng tộc trong hoạt động Quan hệ công chúng. Luật pháp Mỹ nhấn mạnh quyền tự do ngôn luận, và quyền được tiếp cận các thông tin của chính phủ.. .Ngoài những vấn đề cơ bản, người làm Quan hệ công chúng cần nghiên cứu điều kiện cụ thể của nước mình để tiến hành hoạt

động Quan hệ công chúng một cách có hiệu quả.

Phần này đã giới thiệu khái quát một số vấn đề pháp luật nổi bật có liên quan đến hoạt động của Quan hệ công chúng. Tuy nhiên, như nhà nghiên cứu Cutlip đã nhấn mạnh, rất hiếm khi các vấn đề Quan hệ công chúng được giải quyết tại tòa án pháp luật. Thường thì chúng được giải quyết trước tòa án công luận. Có những vấn đề đòi hỏi sự phán xét của lương tâm và đạo đức. Trong lĩnh vực Quan hệ công chúng, đạo đức luôn là khía cạnh được quan tâm và gây nhiều tranh cãi.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 79 - 81)