12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.
3.1.2 Đặc điểm của Truyền thông Quan hệ công chúng:
- Tính xã hội : Hoạt động truyền thông Quan hệ công chúng đứng về phía lợi ích tổng thể của xã hội, thể hiện vai trò và trách nhiệm của một thành viên của xã hội.
- Tính đạo đức : Có lương tâm , không sử dụng những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, có tinh thần tự tôn và tuân thủ pháp luật.
- Tính văn hóa : Trong quá trình giao tiếp của tổ chức xã hội với công chúng , nhiều vấn đề được biểu hiện trên chuẩn mực văn hóa. Nếu như sản phẩm chất lượng ko cao, quan hệ mua bán đặt lên quá cao và giá trị đồng tiền quá lớn thì quá trình giao tiếp sẽ bị cản trở. Con người bây giờ theo đuổi giá trị văn hóa rất cao. Do đó, kế hoạch truyền thông Quan hệ công chúng không chỉ có ý thức về thị trường mà còn cần ý thức về văn hóa.
- Tính tình cảm : Quan hệ công chúng chú trọng vào tình cảm truyền thông. Hoạt đông truyền thông theo 4 tầng chính : hiểu biết , cảm tình , thái độ, hành động. Mục đích truyền thông là thay đổi thái độ của công chúng nhằm dẫn đến thay đổi hành vi, trong đó quan trọng nhất là công chúng phải có tình cảm với thông tin nếu không coi như hoạt động truyền thông thất bại . Có thể thấy rằng truyền thông Quan hệ công chúng nhất thiết cần chú trọng đến tình cảm truyền thông, thông qua chân tình đả động tới công chúng.
- Tính đổi mới : Con người đối với những sự vật mới đều gia tăng sự quan tâm. Tổ chức không ngừng đổi mới, có sức sống, nhiều chiêu mới có thể đánh trúng được vào tâm lý của công chúng. Sự thành công sẽ đến nếu có thể đi trước một bước, cho công chúng những sự bất ngờ thì thông tin đó sẽ có giá trị.