Quan hệ công chúng và Dân vận:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 65 - 67)

12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.

3.3.4Quan hệ công chúng và Dân vận:

Công tác Dân vận, hay còn gọi là Công tác vận động quần chúng nhân dân, là hoạt động truyền thông chính trị đặc thù ở nước ta. Đây là một trong những hoạt độngchính trị chủ yếu của Đảng Cộng Sản Việt Nam kể từ khi Đảng được thành lập đến nay.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm về Dân vận như sau: “Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm những công việc Chính phủ và Đoàn thể giao cho.” Các nhà nghiên cứu xây dựng Đảng ở Việt Nam đã tổng kết: công tác Dân vận “là toàn bộ các

Phạm vi hoạt động Rộng,bất kỳ cá nhân tổ chức nào.

Tập trung chủ yếu lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đối tượng tác động chính Công chúng, nhiều nhóm đa

dạng.

Khách hàng, thị trường Mối quan hệ chủ yếu Tổ chức – Công chúng Người bán – Người mua

Chức năng Có chức năng tham vấn,đề xuất tổ chức điều chỉnh hành vi để đảm bảo trách nhiệm xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức tang cường uy tín.

Tăng lợi nhuận thông qua thỏa mãn nhu cầu khách hàng là mục tiêu hàng đầu.

hoạt động tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tập hợp, tổ chức của Đảng đối với quần chúng, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động tối đa lực lượng toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.”

Công tác Dân vận tập trung vào “tuyên truyền, vận động, thuyết phục, lôi kéo và tổ chức các đối tượng quần chúng thực hiện cương lĩnh, đường lối, chính sách của Đảng và việc xây dựng tổ chức, cơ chế hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng”.

Mục đích của công tác Dân vận là xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tạo nguồn sức mạnh cho Đảng và cách mạng đạt những thắng lợi lớn. Công tác vận động quần chúng được thực hiện thông qua tuyên truyền, tổ chức, cổ động, thuyết phục, giáo dục, nêu gương.

Như vậy, hoạt động dân vận được vận dụng chủ yếu trong lĩnh vực chính trị nhằm hỗ trợ việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Đối tượng tác động của dân vận là toàn bộ quần chúng nhân dân, các tầng lớp trong xã hội, từ công nhân, nông dân đến trí thức, từ thanh niên đến phụ nữ, từ người dân tộcthiểu số đến người Việt Nam ở nước ngoài. Nhiệm vụ của Dân vận là chuyển tải chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước tới quần chúng nhân dân, xây dựng niềm tin của quần chúng nhân dân với Đảng, xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và dân, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Công tác Dân vận do lực lượng của Đảng và các đoàn thể, Mặt trận thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Dân vận được xem là một phần của công tác Đảng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.

Nội dung của công tác Dân vận chủ yếu tập trung về chính trị : giáo dục bồi dưỡng nâng cao giác ngộ cách mạng, nâng cao dân trí, giáo dục lối sống lành mạnh, nghiên cứu chính sách chăm lo cho đời sống nhân dân, vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng đất nước.Mục tiêu và động lực của công tác dân vận là cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hành dân chủ chăm lo lợi ích, phát huy nhân tố con người. Mục đích của công tác Dân vận là tập hợp nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, đưa cách mạng đến thành công, thắng lợi.Như vậy Dân vận được coi là một phần của công tác xây dựng Đảng, xây dựng tổ chức chính trị. Qua phân tích có thể thấy Dân vận mang những nét đặc thù của Quan hệ công chúng về mặt mục đích (xây dựng mối quan hệ Đảng- dân), nhiệm vụ (thông tin, chuyển tải chủ trương của Đảng tới dân, xây dựng, củng cố niềm tin, tham vấn cho ban lãnh đạo Đảng, nghiên cứu và dự đoán, xử lý các vấn đề nảy sinh), công cụ (sử dụng các công cụ thông tin, thuyết phục giống

như Quan hệ công chúng, hoạt động có kế hoạch, có nhân sự, có hệ thống (Ban dân vận từ trung ương đến địa phương). Điểm khác biệt là ở chỗ Dân vận chỉ tập trung trong lĩnh vực chính trị, thực hiện mục đích chính trị, còn Quan hệ công chúng có thể vận dụng trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, tài chính.. .Như vậy, Dân vận có thể được coi là một lĩnh vực chuyên biệt của Quan hệ công chúng giống như Quan hệ công chúng tài chính, Quan hệ công chúng doanh nghiệp.Hay nói cách khác, có thể xem dân vận là một nhánh của Quan hệ công chúng, Dân vận chính là một hình thức Quan hệ công chúng chính trị, Quan hệ công chúng của Đảng.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 65 - 67)