Quan hệ công chúng và Marketing:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 61 - 62)

12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.

3.3.2Quan hệ công chúng và Marketing:

Trong cuốn Marketing (2005) do PGS-TS Trần Minh Đạo chủ biên, định nghĩa về Marketing được đưa ra như sau:

Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người, hoặc marketing là một dạng hoạt động của con người (bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn thông qua trao đổi.

Còn trong cuốn Marketing trong quản trị kinh doanh (1998), Phó Giáo sư Tăng Văn Bền và tác giả Trương Đình Chiến cho rằng: cách hiểu tổng quát nhất quan niệm Marketing là một khoa học về sự trao đổi, nghiên cứu và giải quyết tất cả các quan hệ trao đổi giữa một tổ chức với môi trường bên ngoài của nó. Chính vì vậy Marketing không chỉ có trong lĩnh vực kinh doanh mà nhiều lĩnh vực khác cũng phải vận dụng marketing trong hoạt động của mình như chính trị, xã hội, văn hóa, the thao....

Các định nghĩa về Marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích qua đó thỏa mãn các mục tiêu của cả người mua lẫn ngườibán dù họ là cá nhân hay tổ chức.

Marketing hiện đại bao gồm cả Marketing kinh tế, Marketing xã hội và Marketing trong các lĩnh vực văn hóa, chính trị, thể thao.Tuy nhiên, ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất của

Marketing vẫn là Marketing kinh tế. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi chỉ so sánh Quan hệ công chúng và Marketing trong lĩnh vực kinh tế.

Các thành phần của Marketing kinh tế bao gồm: tập hợp người bán (xí nghiệp sản xuất), thị trường (tập hợp người mua), người bán đem lại cho người mua hàng hóa, dịch vụ, người mua đem lại cho người bán tiền bạc (lợi nhuận). Kết nối giữa người bán và người mua là thông tin hai chiều. Thông tin là một bộ phận trong hoạt động Marketing. Đây cũng chính là điểm Quan hệ công chúng thể hiện vai trò đóng góp của mình.

Để phục vụ cả người mua lẫn người bán, Marketing tập trung vào tìm kiếm nhu cầu và mong muốn của các khách hàng tiềm năng và tìm cách thỏa mãn những nhu cầu này. Công việc đầu tiên của Marketing là phát hiện ra nhu cầu và mong muốn của khách hàng tiềm năng. Vì vậy nghiên cứu nhu cầu của người tiêu dùng và thỏa mãn những nhu cầu đó là cốt lõi của hoạt động marketing.

Sự trao đổi cũng là điểm mấu chốt của marketing. Mục đích cuối cùng của marketing là lợi nhuận. Quan điểm marketing cho rằng một tổ chức cần phải tìm kiếm lợi nhuận thông qua thoả mãn nhu cầu của khách hàng (còn Quan hệ công chúng là tạo ra các mối quan hệ có lợi thông qua các hoạt động thông tin với công chúng). Vì vậy thực chất hoạt động marketing đồng nghĩa với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Marketing tập trung vào hàng hóa và dịch vụ (kinh doanh, thương mại), liên quan đến việc mua và bán, mua sắm và tiêu dùng-nhấn mạnh khía cạnh tìm hiểu đe thỏa mãn lợi ích của người tiêu dùng.

Quan hệ công chúng không có tính mua bán, mà tìm cách tác động vào nhận thức của con người, củng cố hoặc làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của con người theo một định hướng có lợi đã được vạch ra. Mục đích có thể là truyền đạt thông tin, thông điệp, giáo dục, cuối cùng là thôi thúc hành động, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tranh thủ sự ủng hộ, xây dựng mối quan hệ. Yếu tố quan trọng của Quan hệ công chúng là xây dựng uytín. Yếu tố quan trọng của Marketing là lợi nhuận thu được qua thúc đẩy bán hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 61 - 62)