Khái lược nguyên lý cơ bản về truyền thông Quan hệ công chúng 1 Khái niệm về truyền thông:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 49 - 50)

12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.

3.1 Khái lược nguyên lý cơ bản về truyền thông Quan hệ công chúng 1 Khái niệm về truyền thông:

3.1.1 Khái niệm về truyền thông:

Truyền thông được dịch từ tiếng Anh “ Communication” hay còn được hiểu là truyền đi thông điệp ,cùng chia sẻ, giao lưu.Thường để chỉ sự chia sẻ thông tin và giao lưu giữa người với người thông qua những hình thức nhất định.

Về cụm từ “ Truyền thông” trên thế giới cũng có hơn 200 cách dịch nghĩa khác nhau.Hiện tại “Truyền thông” được hiểu theo nghĩa chung nhất là : Truyền thông là một hành vi truyền tải thông tin mang tính chất xã hội, là sự giao hoan giữa không gian của tập thể và không gian cá nhân;quá trình truyền tải thông tin , ý kiến và sự việc. Đơn giản hơn, truyền thông là quá trình do con người tạo ra , tiếp nhận và lưu trữ thông tin. Quá trình truyền đạt , tiếp nhận , giao lưu và chia sẻ thông tin hai chiều giữa con người , tổ chức và xã hội ; họ sử dụng các hình thức tuyên truyền để đưa thông tin và thực hiện hoạt động giao lưu qua lại.

Truyền thông Quan hệ công chúng dùng để chỉ những tổ chức xã hội muốn nâng cao uy tín , độ hiểu biết cũng như sự nổi tiếng của mình bằng cách sử dụng các hình thức truyền thông và tuyên truyền để tiến hành những hoạt động giao lưu hai chiều với công chúng của họ.

Truyền thông xử lý thông tin theo 4 tầng khác nhau:

- Hiểu biết : Mục đích để công chúng nắm bắt được thông tin vừa tiếp nhận.

- Cảm tình : Để những người đã tiếp nhận thông tin cảm thấy gần gũi hơn và xiết chặt cảm tình của công chúng với tổ chức.

- Thái độ : Làm cho những người đã có cảm tình với tổ chức dưới những ảnh hưởng của thông tin mới quyết định thay đổi hành vi cụ thể.

- Hành động : Dẫn dắt những người đã quyết định thay đổi hành vi tiến thêm một bước thể hiện bằng hành động cụ thể.

Những đặc trưng cơ bản của truyền thông gồm : tính xã hội , tính phổ cập , tính hai chiều , tính cấp độ và tính công cụ.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)