Quan hệ công chúng và Tuyên truyền:

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 67 - 70)

12 Theo Đinh Thị Thúy Hằng,PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp, sđd, tr 67-69.

3.3.5Quan hệ công chúng và Tuyên truyền:

Bên cạnh công tác Dân vận, công tác Tuyên truyền cũng là một trong những hoạt động truyền thông chính trị quan trọng của Đảng. Giữa Quan hệ công chúng và Tuyên truyền có nhiều nét tương đồng, song không hoàn toàn giống nhau.

Đại bách khoa toàn thư Liên Xô định nghĩa Tuyên truyền theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, Tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm,tư tưởng về chính trị, triết học, khoa học, nghệ thuật...nhằm biến những quan điểm, tư tưởng ấy thành ý thức xã hội, thành hành động cụ thể của quần chúng. Còn theo nghĩa hẹp, Tuyên truyền là sự truyền bá những quan điểm lý luận nhằm xây dựng cho quần chúng thế giới quan nhất định phù hợp với lợi ích của thế giới quan ấy. Theo quan điểm này, Tuyên truyền theo nghĩa hẹp chính là tuyên truyền chính trị, tuyên truyền tư tưởng mà mục đích của nó là hình thành ở đối tượng tuyên truyền một thế giới quan nhất định, một kiểu ý thức xã hội nhất định và cổ vũ tính tích cực xã hội của con người. Thực chất, Tuyên truyền chính là sự truyền bá hệ tư tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm giác ngộ, động viên mọi người tích cực tham gia xây dựng xã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã định nghĩa công tác tuyên truyền một cách đơn giản hơn: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân tin, dân làm.” (Tác phẩm

“Người tuyên truyền và cách tuyên truyền”)

Các nhà nghiên cứu về Tuyên truyền đã kết luận: tuyên truyền là hoạt động có chủ đích của một giai cấp, một chính đảng. Không có tuyên truyền phi giai cấp, nằm ngoài sự lãnh đạo của

một đảng.

Trong Tuyên truyền cũng như trong Quan hệ công chúng, thông tin là một chức năng, những chức năng quan trọng khác là tác động vào thái độ, niềm tin và hành động của đối tượng. Cả Tuyên truyền và Quan hệ công chúng đều có thể sử dụng nhiều công cụ thông tin, thuyết phục giống nhau: báo chí, sự kiện mít tinh, sách báo, nói chuyện...Hiệu quả của hoạt động Tuyên truyền và Quan hệ công chúng đều có thể được đánh giá từ sự thay đổi nhận thức, niềm tin và hành động của đối tượng được tác động. Mục đích của Tuyên truyền là làm sao để dân hiểu, dân nhớ, dân tin và dân làm. Mục đích của Quan hệ công chúng cũng là xây dựng nhận thức, thúc đẩy hành động. Nhiệm vụ của Tuyên truyền là “mưu lợi ích cho đồng bào” và “tránh được tệ hại cho đồng bào” (Hồ Chí Minh toàn tập, t.11, tr.127 - 138). Nhiệm vụ của Quan hệ công chúng cũng là đem lại lợi ích cho tổ chức và tránh những vấn đề khủng hoảng cho tổ chức. Mục tiêu của Tuyên truyền là đưa được chủ trương của

Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với môi người dân. Mục tiêu của Quan hệ công chúng là thông tin đến với công chúng về tình hình hoạt động, chính sách.. .của tổ chức.

Như vậy, về mặt chức năng, phương pháp, đánh giá hiệu quả, mục đích, mục tiêu, giữa Tuyên truyền và Quan hệ công chúng có nhiều nét tương đồng.

Tuy nhiên, nội dung của Tuyên truyền tập trung nhiều vào lĩnh vực chính trị, tư tưởng, với mục đích hình thành thế giới quan chính trị nhất định, thúc đẩy hành động theo mong muốn của người làm công tác tuyên truyền. Do đó, Tuyên truyền thường được ứng dụng trong vận động chính trị. Quan hệ công chúng rộng hơn, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực đa dạng hơn, từ kinh tế, tài chính đến chính trị, xã hội, khoa học., do đó nội dung của Quan hệ công chúng cũng phong phú hơn, với mục đích chính là tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giành được sự chấp nhận, ủng hộ. Tuyên truyền chủ yếu mang tính thông tin một chiều, còn Quan hệ công chúng mang tính thông tin hai chiều. Quan hệ công chúng là một chức năng quản lý, còn Tuyên truyền không phải là một chức năng quản lý. Các nhóm xã hội sử dụng Quan hệ công chúng rất đa dạng, từ khách hàng, cổ đông, nhân viên, nhà cung cấp, chính phủ, các cơ quan hành chính và dịch vụ xã hội, các nhóm thiểu số.Tuyên truyền được thực hiện theo nguyên tắc tư tưởng, tính chiến đấu là nguyên tắc cơ bản nhất của công tác tuyên truyền, xuất phát từ bản chất giai cấp của hệ tư tưởng. Tuyên truyền bao giờ cũng đứng trên quan điểm tư tưởng nhất định, đứng vững trên lập trường, quan điểm của đảng chính trị; đấu tranh chống các trào lưu tư tưởng thù địch. Chính

vì vậy, Tuyên truyền có tính phê phán, đấu tranh mạnh để bảo vệ hệ tưởng của mình. Tuyên truyền trung thành với lợi ích giai cấp, tư tưởng của giai cấp, luôn dựa trên quan điểm, đường lối của đảng chính trị. Hoạt đông tuyên truyền do lực lượng của Đảng thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, có tính đấu tranh, phục vụ và bảo vệ Đảng, Nhà nước, giai cấp.Vì vậy, Tuyên truyền được xem là một hoạt động cách mạng. Công tác tuyên truyền được xem là là một bộ phận trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đối tượng và chủ thể của Tuyên truyền là toàn thể nhân dân của một đất nước hoặc rộng hơn, còn đối tượng của Quan hệ công chúng là các nhóm công chúng cụ thể tùy thuộc vào từng tổ chức. Nội dung tuyên truyền là nhu cầu lợi ích, nguyện vọng của nhân dân. Chủ đề trung tâm, cốt lõi của công tác tuyên truyền tập trung vào các vấn đề chính trị, còn chủ đề của Quan hệ công chúng có thể rộng hơn nhiều tuỳ theo từng lĩnh vực. Cả Tuyên truyền và Quan hệ công chúng đều chú trọng và cần sử dụng các biện pháp nghiên cứu đối tượng tác động, song Quan hệ công chúng hiện đại áp dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội.

Tóm lại: Quan hệ công chúng và Tuyên truyền là hai loại hình hoạt động thông tin có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, Tuyên truyền được sử dụng để phục vụ mục đích chính trị, sử dụng chủ yếu trong chính trị nên hoạt động tuyên truyền mang màu sắc chính trị sâu sắc và được thu hẹp trong phạm vi chính trị. Trong khi đó, hoạt động Quan hệ công chúng mở rộng trong nhiều lĩnh vực rộng hơn, với nội dung phong phú hơn và mục đích được điều chỉnh tùy theo chủ thể thực hiện hoạt động Quan hệ công chúng và đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động này.

Cả Tuyên truyền và Dân vận đều mang những nét đặc thù của Quan hệ công chúng song được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực hẹp là chính trị. Dân vận chú trọng xây dựng mối quan hệ chính trị Đảng - Dân, còn Tuyên truyền nhằm thúc đẩy người dân hành động thực hiện nhiệm vụ chính trị - cách mạng. Quan hệ công chúng được sử dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực khác như kinh doanh, văn hóa...và chú trọng xây dựng những mối quan hệ đa dạng. Có thể nói Quan hệ công chúng là lĩnh vực rộng hơn, tổng hợp hơn, sử dụng những kiến thức và kĩ năng hiện đại, song người làm Quan hệ công chúng hoàn toàn có thể nghiên cứu khai thác những kinh nghiệm tích lũy từ Dân vận và Tuyên truyền để làm giàu thêm kiến thức cho các lĩnh vực khác nhau của Quan hệ công chúng đặc biệt là Quan hệ công chúng với những đặc thù riêng phù hợp với điều kiện văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị của nước ta.

Một phần của tài liệu Tài liệu QHCC (Trang 67 - 70)