Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 27 - 32)

3.1. Mục tiêu học phần:

MT1: Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về vấn đề cơ bản của triết học,

triết học Mác - Lênin và thế giới quan, phương pháp luận khoa học.

MT2. Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản một số khái niệm, phạm trù,

qui luật, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.

MT3. Góp phần giúp người học từng bước xác lập thế giới quan khoa học, nhân sinh

quan và phương pháp luận khoa học, để từ đó vận dung kiến thức triết học để giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn.

MT4. Bồi dưỡng cho người học có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có ý thức

phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, có lý tưởng cách mạng, tạo sự nhất trí và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

H1. Người học hiểu được những kiến thức cơ bản về vấn đề cơ bản của triết triết học

Mác - Lênin và thế giới quan, phương pháp luận khoa học.

H2. Người học có được những kiến thức cơ bản về một số khái niệm, phạm trù, qui luật, nội dung cơ bản của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử.

H3. Người học có thể vận dụng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và phương

pháp luận khoa học vào giải quyết những vấn đề của nhận thức và hoạt động thực tiễn.

H4. Người học có phẩm chất đạo đức, có bản lĩnh chính trị, có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, có lý tưởng cách mạng, tạo sự nhất trí và củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN Mã học phần: ML211031 Mã học phần: ML211031

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên

Tổng số tín chỉ: 2; Số tín chỉ lý thuyết: 2 Loại môn học: Bắt buộc

Học phần học trước: Triết học Mác - Lênin Giảng viên giảng dạy:

+ Giảng viên 1: Họ và tên: Vũ Thị Việt Anh; Số điện thoại: 0917984411 Email: vtvanh@ttn.edu.vn

+ Giảng viên 2 : Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Nguyên; Số điện thoại: 0914409756 Email: nguyenthithunguyen@ttn.edu.vn

+ Giảng viên 3: Họ và tên: Trương Văn Thủy; Số điện thoại: 0913913544 Email: truongvanthuy@ttn.edu.vn

+ Giảng viên 4: Họ và tên: Nguyễn Quang Dương; Số điện thoại: 0946122285 Email: nqduong@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần Kinh tế chính trị Mác - Lênin là một trong 5 học phần thuộc khối kiến thức Lý luận chính trị và được học sau học phần Triết học Mác - Lênin . Học phần trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về kinh tế hàng hóa, thị trường; những tri thức kinh tế chính trị về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đó, người học hiểu được cơ sở khách quan của các chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và các quan hệ lợi ích trong nền kinh tế; vấn đề công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng như những vấn đề kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

MT1: Cung cấp cho người học những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri thức mới gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, tính liên thông, tăng cường tích hợp và giảm tải những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với người học không chuyên lý luận chính trị.

MT2: Trang bị cho người học khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.

MT3: Góp phần xây dựng lập trường, ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin đối với người học.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Người học hiểu được những tri thức cơ bản, cốt lõi của Kinh tế chính trị Mác – Lênin trong bối cảnh phát triển kinh tế của đất nước và thế giới ngày nay. Hệ thống những kiến thức được trang bị đảm bảo tính cơ bản, hệ thống, khoa học, cập nhật tri

thức mới gắn với thực tiễn, tính sáng tạo, tính liên thông, tăng cường tích hợp và giảm tải những nội dung không còn phù hợp hoặc những nội dung mang tính kinh viện đối với người học không chuyên lý luận chính trị.

H2. Người học có khả năng tư duy, kỹ năng phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất của các quan hệ lợi ích kinh tế trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và góp phần giúp sinh viên xây dựng trách nhiệm xã hội phù hợp trong vị trí việc làm và cuộc sống sau khi ra trường.

H3. Người học có lập trường tư tưởng vững vàng, hình thành ý thức hệ tư tưởng Mác – Lênin, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã học phần: ML211032 Mã học phần: ML211032

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên

Tổng số tín chỉ: 2TC; Số tín chỉ lý thuyết: 2 Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần:

Học phần học trước: Kinh tế chính trị Mác-Lênin Giảng viên giảng dạy:

Giảng viên 1: Họ và tên: Nguyễn Bảo Lâm ; Số điện thoại: 0905232423; Email: nblam@ttn.edu.vn

Giảng viên 2: Họ và tên: Nguyễn Đình Huấn; Số điện thoại: 0914483777; Email: ndhuan@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày những vấn đề cơ bản có tính nhập môn của Chủ nghĩa xã hội khoa học (quá trình hình thành, phát triển của Chủ nghĩa xã hội khoa học); từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Chủ nghĩa xã hội khoa học theo mục tiêu môn học.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

MT1. Sinh viên nắm được những tri thức cơ bản, cốt lõi nhất về Chủ nghĩa xã hội khoa học, một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin.

MT2. Sinh viên nâng cao được năng lực hiểu biết thực tiễn và khả năng vận dụng các tri thức Chủ nghĩa xã hội khoa học và việc xem xét, đánh giá những vấn đề chính trị - xã hội của đất nước liên quan đến chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

MT3. Sinh viên có thái độ chính trị, tư tưởng đúng đắn về môn học Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng và nền tảng tư tưởng của Đảng ta nói chung.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Kiến thức: sinh viên có những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên cơ sở đó tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu các phạm trù tiếp theo của chủ nghĩa xã hội khoa học

H2. Kỹ năng: sinh viên có cái nhìn tổng quan về cấu trúc, hệ thống các phạm trù của môn chủ nghĩa xã hội khoa học; có khả năng so sánh được đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học với các khoa học xã hội khác; bước đầu có thể có tư duy, phương pháp tiếp cận và phân tích những hiện thực nẩy sinh trong thực tiễn cộng cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước.

H3. Thái độ: sinh viên có thái độ tích cực với việc học tập các môn lý luận chính trị; có niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Mã học phần: ML211002 Mã học phần: ML211002

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:

Tổng số tín chỉ: 2; Số tín chỉ lý thuyết: 1,5; Số tín chỉ thực hành: 0,5 Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần: Học phần học song hành:

Học phần học trước: Chủ nghĩa xã hội khoa học Học phần tiên quyết:

Giảng viên giảng dạy:

Giảng viên 1: TS. Nguyễn Minh Hải; Số điện thoại: 0987504608; Email: nmhai@ttn.edu.vn

Giảng viên 2: ThS. Lại Thị Ngọc Hạnh; Số điện thoại: 0984949906; Email: ltnhanh@ttn.edu.vn

Giảng viên 3: TS. Nguyễn Thị Khuyên; Số điện thoại: 0946097279; Email: ntkhuyen@ttn.edu.vn

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)