3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần: 1 Mục tiêu học phần:
TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC Mã học phần: SP21
Mã học phần: SP212507
1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:
Tổng số tín chỉ: 1; Số tín chỉ lý thuyết: 1; Số tín chỉ thực hành: 0 Loại môn học: Bắt buộc
Giảng viên giảng dạy:
Giảng viên 1: Trương Thị Hiền; Số điện thoại: 0905091558; Email: tthien@ttn.edu.vn
2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:
Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục là học phần thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo giáo viên có trình độ đại học.
Học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản và có hệ thống về: Nghiên cứu khoa học giáo dục (khoa học, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học giáo dục); Logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục (lựa chọn chủ đề và đặt tên đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, nêu các luận cứ để chứng minh giả thuyết. lựa chọn các phương pháp chứng minh giả thuyết); Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học giáo dục (lập chương trình và kế hoạch nghiên cứu; thu thập thông tin, các bước tiến hành thu thập thông tin, các phương pháp và kỹ thuật thu thập thông tin, xử lý thông tin và viết báo cáo khoa học); Đánh giá công trình nghiên cứu khoa học giáo dục (tiêu chí để đánh giá công trình nghiên cứu khoa học giáo dục, phương pháp đánh giá công trình khoa học giáo dục).
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần
3.1. Mục tiêu học phần
MT1: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học giáo dục.
MT2: Sinh viên hiểu được logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non và cách đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục.
MT3: Sinh viên thiết kế được đề cương cho một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục.
MT4: Sinh viên biểu lộ hứng thú, sẵn sàng tham gia thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục.
3.2. Chuẩn đầu ra học phần
H1: Trình bày được các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học giáo dục; một số phương pháp nghiên cứu thông dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục; logic tiến hành một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục; cách đánh giá một công trình nghiên cứu khoa học giáo dục.
H2: Xây dựng được đề cương cho một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học giáo dục.