TÊN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 36 - 38)

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

TÊN HỌC PHẦN: QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Mã học phần: SP21105 1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:

Tổng số tín chỉ: 01; Số tín chỉ lý thuyết: 01; Số tín chỉ thực hành: 00 Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần: Học phần học song hành: không

Học phần học trước: Không Học phần tiên quyết: không

Giảng viên giảng dạy: Họ và tên: Ngô Thị Hiếu; Số điện thoại: 0914.116.779; Email: hieunt@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Học phần Quản lý Hành chính Nhà nước và Quản lý Giáo dục và Đào tạo là học phần bắt buộc trong tổng số …………..học phần . thuộc khối kiến thức ……….. trong chương trình đào tạo các ngành Sư phạm.

Học phần sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về quản lý hành

chính nhà nước và quản lý hành chính nhà nước về giáo dục – đào tạo, giúp người học nâng cao năng lực và cải tiến công tác quản lý hành chính Nhà nước trong nhà trường và trong hoạt động giáo dục ; kiến thức cơ bản về nhà nước, cơ chế tổ chức và nội dung quản lý hành chính nhà nước về giáo dục, từ đó giúp người học ý thức được những chức trách, nhiệm vụ của mình trong quá trình xây dựng nền hành chính tối ưu góp phần nâng cao chất lượng và công bằng giáo dục ; chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng nhận thức và và vận dụng những kiến thức vào việc bồi dưỡng nhân cách người giáo viên; đồng thời góp phần hình thành các kỹ năng về quản lý học sinh, quản lý trường học... Các kỹ năng chủ yếu được hình thành thông qua các nội dung của môn học có sự lồng ghép của giảng viên. môn học có sự lồng ghép của giảng viên.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

Học phần trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về quản lí hành chính Nhà nước và quản lí giáo dục đào tạo, cụ thể:

M1: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về Nhà nước, quản lí hành chính Nhà nước, quản lí Nhà nước về Giáo dục và đào tạo; Đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo; Điều lệ Nhà trường; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non, Giáo viên Tiểu học và Giáo viên Trung học cơ sở, trung học phổ thông; Luật Giáo dục, Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức; Kĩ thuật soạn thảo văn bản hành chính; Giáo dục địa phương.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

Sau khi học xong học phần Quản lý Hành chính Nhà nước và Quản lý Giáo dục và Đào tạo, người học có khả năng về:

Kiến thức:

H1: Sinh viên trình bày, phân tích, so sánh được nguồn gốc, bản chất, đặc trưng, chức năng của Nhà nước nói chung và Nhà nước CHXHCN Việt Nam; phân biệt được các khái niệm Quản lí, quản lí Nhà nước, quản lí Nhà nước về Giáo dục; phân tích được các nội dung chủ yếu của QLHCNN, quản lí NN về GD&ĐT; phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu GD&ĐT; quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước theo Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Kỹ năng:

H2: Sinh viên đạt được các kỹ năng: tổng hợp, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc rèn luyện đạo đức, phong cách học tập của mỗi sinh viên; vận dụng các quan điểm của Đảng, Nhà nước trong công tác Quản lí GD; Nhận diện được văn bản qui phạm pháp luật, văn bản cá biệt, văn bản hành chính thông thường, văn bản chuyên môn kĩ thuật; Trình bày văn bản đúng thể thức.

Thái độ:

H3: Sinh viên có các thái độ Nghiêm túc trong thi hành công vụ, văn bản Luật và dưới luật (Luật Giáo dục, Luật cán bộ công chức, viên chức,...); Không ngừng rèn luyện, học tập theo phong cách đạo đức Hồ Chí Minh; Tự chủ và ý thức trách nhiệm trong học tập.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)