TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆ T1 Mã học phần: SP21

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 108 - 113)

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần: 1 Mục tiêu học phần:

TÊN HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆ T1 Mã học phần: SP21

Mã học phần: SP213061

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:

Tổng số tín chỉ: 02; Số tín chỉ lý thuyết: 01; Số tín chỉ thực hành: 01 Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần (nếu có):

Học phần học song hành: Các học phần thuộc khối kiến thức ngành Học phần học trước: Tiếng Việt 3

Học phần tiên quyết: Không Giảng viên giảng dạy:

Giảng viên: Họ và tên: Lưu Thị Dịu; Số điện thoại: 0935915455; Email: ltdiu@ttn.edu.vn

Giảng viên 2: Họ và tên……….; Số điện thoại: …………..; Email: ………

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Học phần Phương pháp dạy học tiếng Việt 1 cung cấp cho SV chuyên ngành Giáo dục tiểu học, Giáo dục tiểu học tiếng J’rai các kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học (lịch sử dạy học tiếng mẹ đẻ, đối tượng, nhiệm vụ …), các khái niệm cơ bản (phương pháp, phương pháp dạy học) và các phương pháp dạy học đặc thù của Phương pháp dạy học tiếng Việt. Phần trọng tâm của học phần là giới thiệu các phương pháp dạy học các đơn vị kiến thức của tiếng Việt (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) và kĩ năng soạn giáo án giảng dạy môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

MT1. Sinh viên xác định, trình bày và phân tích được những lí luận về phương pháp dạy học dạy học môn Tiếng Việt: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

MT2. Sinh viên rèn luyện và nâng cao được các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,…

MT3. Sinh viên hình thành được thái độ yêu quý tiếng Việt, trân trọng nghề nghiệp và luôn cố gắng để dạy tốt môn Tiếng Việt trong tương lai; rèn luỵện tính tự học, tự nghiên cứu; tích cực, chủ động trong học tập.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Sinh viên nêu và phân tích được ở mức đạt yêu cầu trở lên những lí luận về Phương pháp dạy học môn Tiếng Việt: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.

H2. Sinh viên thực hiện được từ mức đạt yêu cầu trở lên các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: PPDH Tiếng Việt 2 Mã học phần: SP SP213062

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:

Tổng số tín chỉ: 02 ; Số tín chỉ lý thuyết: 01; Số tín chỉ thực hành: 01 Các yêu cầu đối với học phần: Học phần học trước: PPDH Tiếng Việt 1. Giảng viên giảng dạy:

Họ và tên: Lưu Thị Dịu; Số điện thoại: 0935.915.455; Email:ltdiu@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Học phần dành cho sinh viên năm thứ 3 sau khi học xong các học phần Tiếng Việt 1, 2 và Học phần phương pháp dạy học Tiếng Việt 1. Học phần hình thành cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình dạy và học các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học, được trình bày làm 2 chương. Mỗi chương sẽ trình bày các kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học dạy học đọc, nghe và nói trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

MT1. Sinh viên xác định, trình bày và phân tích được những lí luận về phương pháp dạy học dạy học đọc, nghe và nói trong môn Tiếng Việt: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học.

MT2. Sinh viên rèn luyện và nâng cao được các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,…

MT3. Sinh viên hình thành được thái độ yêu quý tiếng Việt, trân trọng nghề nghiệp và luôn cố gắng để dạy tốt môn Tiếng Việt trong tương lai; rèn luỵện tính tự học, tự nghiên cứu; tích cực, chủ động trong học tập.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Sinh viên nêu và phân tích được ở mức đạt yêu cầu trở lên những lí luận về Phương pháp dạy học đọc, nghe và nói trong môn Tiếng Việt: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học.

H2. Sinh viên thực hiện được từ mức đạt yêu cầu trở lên các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,…

H3. Sinh viên có thái độ chăm chỉ, tích cực trong học tập, yêu quý tiếng Việt, trân trọng nghề nghiệp và luôn cố gắng để dạy tốt môn Tiếng Việt trong tương lai.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: PPDH Tiếng Việt 3 Mã học phần: SP SP213063

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên:

Tổng số tín chỉ: 02 ; Số tín chỉ lý thuyết: 01; Số tín chỉ thực hành: 01 Các yêu cầu đối với học phần:

Học phần học trước: PPDH Tiếng Việt 2. Giảng viên giảng dạy:

Họ và tên: Lưu Thị Dịu; Số điện thoại: 0935.915.455; Email:ltdiu@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần:

Học phần dành cho sinh viên năm thứ 4, sau khi học xong các học phần Tiếng Việt 1, 2 và Học phần phương pháp dạy học Tiếng Việt 1, 2. Học phần hình thành cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quá trình dạy và học các phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học, được trình bày làm 2 chương. Mỗi chương sẽ trình bày các kiến thức cơ bản về phương pháp dạy học kiến thức Tiếng Việt và phương pháp dạy học viết trong môn Tiếng Việt ở tiểu học.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

2.1. Mục tiêu học phần

MT1. Sinh viên xác định, trình bày và phân tích được những lí luận về phương pháp dạy học kiến thức tiếng Việt và phương pháp dạy học Viết trong môn Tiếng Việt ở tiểu học: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học.

MT2. Sinh viên rèn luyện và nâng cao được các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,…

MT4. Sinh viên hình thành được thái độ yêu quý tiếng Việt, trân trọng nghề nghiệp và luôn cố gắng để dạy tốt môn Tiếng Việt trong tương lai; rèn luỵện tính tự học, tự nghiên cứu; tích cực, chủ động trong học tập.

2.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Sinh viên nêu và phân tích được ở mức đạt yêu cầu trở lên những lí luận về phương pháp dạy học kiến thức tiếng Việt và phương pháp dạy học Viết trong môn Tiếng Việt ở tiểu học: Mục tiêu, cơ sở khoa học, chương trình dạy học, các nguyên tắc dạy học, các phương pháp dạy học.

H2. Sinh viên thực hiện được từ mức đạt yêu cầu trở lên các kĩ năng cơ bản như: tổ chức lớp học, sử dụng phương pháp dạy học, phân tích chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học, sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh,…

H3. Sinh viên có thái độ yêu quý tiếng Việt, trân trọng nghề nghiệp và luôn cố gắng để dạy tốt môn Tiếng Việt trong tương lai.

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

Tên học phần: ĐẠO ĐỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

Mã học phần: SP213512

1. Thông tin chung về học phần và giảng viên

Tổng số tín chỉ: 2; Số tín chỉ lý thuyết: 1,0; Số tín chỉ thực hành: 1,0. Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần:

- Học phần học song hành: Các học phần PPDH. - Học phần học trước: Giáo dục học tiểu học. - Học phần tiên quyết: Không.

Giảng viên giảng dạy:

1. TS. Vũ Minh Chiến; Điện thoại: 0835.139.539; Email: vmchien@ttn.edu.vn

2. ThS. Lê Quang Hùng; Điện thoại: 0914.111.102; Email: lqhung@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần Đạo đức và Phương pháp dạy học (ĐĐ&PPDH) là học phần thuộc khối kiển thức nghiệp vụ sư phạm, nằm trong nội dung kiến thức chuyên ngành.

Học phần nhằm trang bị cho sinh viên ngành Giáo dục tiểu học những kiến thức cơ bản về đạo đức, đạo đức học và giáo dục đạo đức; Giúp sinh viên có khả năng xác định Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học các bài trong chương trình môn Đạo đức ở tiểu học hiện hành và chương trình GDPT 2018; Hình thành và rèn luyện cho sinh viên các phương pháp dạy học môn Đạo đức ở tiểu học theo đinh hướng phát triển năng lực cho học sinh; Rèn luyện các kĩ năng thực hiện các bước lên lớp một bài đạo đức, tổ chức các hoạt động dạy học trong mỗi bài lên lớp môn đạo đức; Hình thành kĩ năng giáo dục đạo đức, tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa cho học sinh tiểu học.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

- MT1: Nhằm giúp SV lĩnh hội được những nội dung cơ bản về Đạo đức, Đạo đức học, một số phạm trù đạo đức; Tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học; Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức trong dạy học môn Đạo đức ở tiểu học hiện hành và chương trình GDPT mới 2018.

- MT2: Giúp sinh viên nhìn nhận đúng tầm quan trọng của đạo đức và giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay; Coi trọng dạy học môn đạo đức nói riêng và công tác giáo dục đạo đức nói chung cho học sinh tiểu học; Sinh viên có thái độ tích cực trong việc rèn luyện các kĩ năng dạy học môn Đạo đức.

- MT3: Hình thành và phát triển kĩ năng xác định và xây dựng mục tiêu dạy học từng bài trong chương trình môn Đạo đức; Kĩ năng xác định nội dung, xây dựng nội dung dạy học từng bài trong chương trình môn Đạo đức; Kĩ năng lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học các bài trong chương trình môn Đạo đức theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh; Kĩ năng thực hành giảng dạy, thực hiện

các bước lên lớp, kĩ năng vận dụng các phương pháp dạy học, tổ chức các hoạt động trong giờ lên lớp môn Đạo đức ở tiểu học.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

H1. Sinh viên có năng lực kiến thức cơ bản về đạo đức, đạo đức học, giáo dục đạo đức, phương pháp dạy học môn đạo đức; Biết xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp dạy học từng bài môn đạo đức ở tiểu học; Có kiến thức về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng bài môn đạo đức theo định hướng phát triển năng lực.

H2. Sinh viên có thái độ tích cực, coi trọng công tác giảng dạy môn đạo đức ở tiểu học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh; Có thái độ tích cực rèn luyện kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục.

H3. Hình thành được kĩ năng soạn giáo án môn đạo đức, kĩ năng lựa chọn và sử dụng các phương pháp, hình thức dạy học từng bài môn đạo đức theo định hướng phát triển năng lực; Hình thành kĩ năng giảng dạy, tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp, tổ chức các hình thức dạy học khác theo định hướng phát triển năng lực; Hình thành được một số kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thông qua dạy học các bài đạo đức phù hợp với các chủ đề, chủ điểm.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 108 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)