3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần: 1 Mục tiêu học phần:
TÊN HỌC PHẦN: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC (BẮT BUỘC) Mã học phần: SP 21
Mã học phần: SP 211023
1. Thông tin chung về học phần và giảng viên
Tổng số tín chỉ: 03; Số tín chỉ lí thuyết: 45; Số tín chỉ thực hành: 0 Loại môn học: Bắt buộc
Các yêu cầu đối với học phần (nếu có): Học phần học song hành: không Học phần học trước: không Học phần tiên quyết: không Giảng viên giảng dạy:
Giảng viên 1: Họ và tên: TS. Vũ Thị Vân; Số điện thoại: 0932352362; Email: vanvt.dhtn@gmai.com; tvvan@ttn.edu.vn
Giảng viên 2: Họ và tên: ThS. Lê Thị Thảo Nguyên; Số điện thoại: 0355527707; Email:thaonguyen.le1206@gmail.com
2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần
Tâm lý học giáo dục là học phần bắt buộc, thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong nội dung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành sư phạm.
Học phầnnày gồm các nội dung cung cấp cho sinh viên ngành sư phạm những tri thức khoa học, cơ bản, hiện đại về tâm lí học nói chung, tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học sư phạm và tâm lý học nhân cách người giáo viên nói riêng. Đồng thời, học phần còn giúp sinh viên hiểu được những quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về tâm lí con người, các qui luật tâm lí của con người. Trên cơ sở đó giúp sinh viên hiểu được chính mình, hiểu được tâm lí của người khác để sống, học tập đạt hiệu quả tốt nhất và ra trường thích ứng với nghề nghiệp nhanh nhất.
3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần
3.1. Mục tiêu học phần
MT1. Người học có được những kiến thức thức cơ bản về tâm lí học, tâm lí học lứa tuổi, giao tiếp sư phạm và tâm lý học nhân cách người giáo viên (Khái niệm, qui luật, bản chất, vai trò, chức năng của các hiện tượng tâm lý người ở các giai đoạn lứa tuổi).
MT2. Người học có hứng thú, thái độ tích cực, nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu môn học.
MT3: Người học có kỹ năng kỹ năng học tập, nghiên cứu tâm lí học và sử dụng tâm lý như một phương tiện để giao tiếp và phát triển năng lực sư phạm trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
MT4. Người học biết vận kiến thức nền tảng của tâm lí học đểgiao tiếp, dạy học và giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh các giai đoạn lứa tuổi.
3.2. Chuẩn đầu ra học phần
H2. Yêu thích môn học, có hứng thú tìm tòi, khám phá, cập nhật tri thức khoa học để tự học tự nghiên cứu. Ý thức được vai trò quan trọng của tâm lý học giáo dục đối với với nghề sư phạm của bản thân.
H3. Có kỹ năng sử dụng kiến thức tâm lí học để tự ý thức, tự nhận xét, đánh giá, điều chỉnh và rèn luyện hoạt động của bản thân trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống một tích cực.
H4. Vận dụng kiến thức tâm lí học để thấu hiểu bản thân và người khác để từ đó có khả năngđồng cảm, chia sẻ với học sinh, xây dựng hành vi chuẩn mực trong hoạt động sư phạm.