CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 104 - 106)

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần: 1 Mục tiêu học phần:

CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG

Mã học phần: SP211004 1. Thông tin chung về học phần và giảng viên

Tổng số tín chỉ: 01; Số tín chỉ lý thuyết: 01; Số tín chỉ thực hành: 0. Loại môn học: Bắt buộc

Các yêu cầu đối với học phần:

- Học phần học song hành: Các học phần đại cương. - Học phần học trước: Không.

- Học phần tiên quyết: Không. Giảng viên giảng dạy:

1. TS. Vũ Minh Chiến; Điện thoại: 0835.139.539; Email: vmchien@ttn.edu.vn

2. ThS. Nguyễn Thị Ánh Mai; Điện thoại: 0973.112.129; Email: ntamai@ttn.edu.vn

2. Mô tả tóm tắt nội dung học phần

Học phần Văn hóa học đường (VHHĐ) là học phần nằm trong nội dung kiến thức giáo dục đại cương.

Xây dựng văn hóa nhà trường tại các cơ sở giáo dục trong bối cảnh kinh tế thị trường đinh hướng XHCN và hội nhập quốc tế như hiện nay là một nhiệm vụ rất quan trọng, được Chính phủ (đề án 1299 năm 2018), Bộ GD & ĐT (Kế hoạch hành động 1506 năm 2019), tỉnh Đắk Lắk (chỉ thị 04 năm 2020) và Trường Đại học Tây Nguyên (Quyết định số 1576/QĐ-ĐHTN-CTCT&HSSV ngày 16/8/2016) rất quan tâm chỉ đạo. VHHĐ là học phần cung cấp cho người học hệ thống những kiến thức lí luận về văn hóa học đường, những tác động của nhà trường đến nhân cách người học, những hình thức cơ bản của văn hóa học đường. giúp người học nắm bắt được những yêu cầu của xã hội đối với giáo viên, học sinh, sinh viên khi ứng xử, sinh hoạt, tham gia các hoạt động trong nhà trường.

Đồng thời học phần này còn giúp cho sinh viên tự giác thực hiện các nội quy, quy chế của nhà trường, định hướng được mục đích cũng như lựa chọn cho bản thân rèn luyện thái độ, hành vi đúng đắn theo đòi hỏi của xã hội, có mong muốn góp phần làm cho văn hóa nhà trường ngày càng tiến bộ hơn, góp phần xây dựng nhà trường văn hóa.

3. Mục tiêu và chuẩn đầu ra học phần

3.1. Mục tiêu học phần

Mục tiêu chung nhất của văn hoá học đường là xây dựng trường học lành mạnh, các mối quan hệ thân thiện, tích cực, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

- MT1.Trang bị cho sinh viên những vấn đề cơ bản Văn hóa, Văn hóa học đường; Những kiến thức về nội dung, tầm quan trọng, các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa nhà trường, cơ sở để xây dựng nhà trường văn hóa, vai trò trách nhiệm của từng thành viên

phương hướng, kế hoạch rèn luyện phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của bản thân trong quá trình học tập và công tác sau này.

Sinh viên tự giác thực hiện nội quy, quy chế nhà trường; có ý thức tích cực xây dựng văn hóa nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bản thân và nhà trường.

- MT2. Hình thành cho sinh viên những kĩ năng cơ bản như: + Kĩ năng nhận diện những giá trị văn hóa trong nhà trường.

+ Kĩ năng thực hành các giá trị văn hóa trong thực tiễn học tập và nghiên cứu. + Kĩ năng hợp tác, phối hợp, vận động các cá nhân và tổ chức cùng xây dựng và thực hiện các giá trị văn hóa trong nhà trường.

3.2. Chuẩn đầu ra học phần

- H1. Sinh viên có kiến thức về văn hóa, văn hóa học đường, tầm quan trọng của văn hóa học đường. Hiểu rõ được nhưng nội dung cơ bản về văn hóa nhà trường được quy định trong các văn bản pháp quy của các cơ quan quản lý, quy định của nhà trường.

- H2. Có thái độ tích cực trong học tập, trong thực hiện những quy định về văn hóa học đường tại các cơ sở giáo dục và trong cuộc sống. Có ý thức trách nhiệm cùng với những cá nhân và tập thể xây dựng nề nếp và thực hiện những hành động, việc làm phù hợp với văn hóa nhà trường.

- H3. Chủ động tham gia các hoạt động đoàn, hội, hoạt động xã hội trong và ngoài nhà trường để không ngừng hoàn thiện bản thân. Có khả năng thực hiện các hành động, việc làm phù hợp với chuẩn mực văn hóa, văn hóa học đường.

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

Một phần của tài liệu CTDT GDTH 2021 (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)