Tổ chức hệ thống lập và phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu 1614 tổ chức công tác kế toán tại CTY CP phát triển phần mềm ASIA luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

1.3 NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾTOÁN TRONG DOANH

1.3.5 Tổ chức hệ thống lập và phân tích báo cáo tài chính

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán có thể được chia thành 2 loại là: đối tượng bên ngoài doanh nghiệp, quản lý vĩ mô nền kinh tế và đối tượng bên trong doanh nghiệp, phục vụ cho quản trị doanh nghiệp. Do vậy, tổ chức hệ thống báo cáo kế toán cũng cần thiết có 2 hệ thống báo cáo là: Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị (hệ thống báo cáo nội bộ). Trong đó:

* Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp là báo cáo bắt buộc, do Nhà nước ban hành có tính thống nhất. Vì vậy, đơn vị phải xác định đủ số lượng báo cáo này và tuân thủ đúng mẫu biểu quy định, nội dung, kết cấu, phương pháp xác định

các chỉ tiêu cũng như các quy định khác về thời hạn lập và nộp báo cáo theo chế độ hiện hành. Báo cáo Tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng các nguồn tài chính của một doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước và nhu cầu khác cho các đối tượng liên quan trong việc đưa ra các quyết định kinh tế.

Mục đích:

- Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.

- Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ qua và dự đoán trong tương lai.

- Thông tin của Báo cáo này là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quy định quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư.

Theo quy định tại Điều 100. Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thông tư 200/2014/TT-BTC, BCTC của doanh nghiệp phải lập bao gồm:

+ Bảng Cân đối kế toán (mẫu B01-DN).

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN). + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu B03-DN).

+ Bản Thuyết minh Báo cáo tài chính (mẫu B09-DN).

Doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm. Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khoá sổ kế toán. Doanh nghiệp có các đơn vị kế toán cấp cơ sở hoặc có công ty con thì ngoài việc phải lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp đó còn phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên bào cáo tài chính của các đơn vị kế toán cấp cơ sở, hoặc công ty con theo quy định của Bộ tài chinh.

Các doanh nghiệp lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu quy định pháp lý hiện hành, định kỳ phải lập báo cáo tài chính và gửi cho các cơ quan quản lý cấp trên theo quy định của chế độ báo cáo kế toán.

* Hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Bên cạnh những báo cáo tài chính bắt buộc thì những báo cáo mang tính nội bộ nhằm phục vụ nhu cầu quản trị tại các doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo quản trị là hệ thống báo cáo không có tính pháp lý và không bắt buộc. Do vậy, tuỳ thuộc đặc điểm tổ chức quản lý, hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị để xác định số luợng các báo cáo. Đối với các loại báo cáo này cũng cần phải thiết kế phù hợp với yêu cầu quản lý chỉ đạo, điều hành của từng doanh nghiệp cụ thể và đảm bảo thống nhất với chỉ tiêu của báo cáo tài chính, đơn giản, dễ hiểu, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra cho nguời sử dụng báo cáo. Báo cáo quản trị bao gồm cả báo cáo định kỳ và báo cáo thuờng xuyên (báo cáo nhanh, theo định kỳ ngắn). Do đó căn cứ vào đặc điểm tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nên tổ chức lập một số báo cáo phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ về yêu cầu quản lý tài sản nhu: báo cáo nhập xuất tồn hàng hoá, báo cáo tình hình công nợ,...yêu cầu quản trị kinh doanh nhu báo cáo chi phí, báo cáo kết quả kinh doanh,...

Một phần của tài liệu 1614 tổ chức công tác kế toán tại CTY CP phát triển phần mềm ASIA luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w