Bạn có thật sự muốn? Hay chỉ nghĩ mình nên muốn?

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 43 - 44)

Giờ đây bạn đã có “cái gì”, “khi nào”, và “ai” trong mục tiêu, đã đến lúc bạn chuyển sang “tại sao”: Tại sao tôi muốn đạt mục tiêu này? Để giúp bạn tìm được câu trả lời, hãy thử tưởng tượng cuộc đời mình sẽ ra sao khi đạt được mục tiêu. Bạn nghĩ cuộc đời bạn sẽ có gì khác? Có gì không đổi? Hiểu rõ về những gì thành công mang đến sẽ giúp bạn hiểu tốt hơn động cơ của mình. Để tôi đưa ra một ví dụ: Tại sao tôi lại muốn xây dựng một công ty phân nhánh? Đó là vì nó sẽ cho tôi thêm thu nhập và thời gian. Tại sao? Vì với thêm thu nhập và thời gian, tôi có thể làm những gì tôi muốn trong cuộc sống, ví như viết lách, suy nghĩ, và dành thời gian phát triển tâm linh. Tại sao? Vì tôi sẽ nghĩ ra được thêm nhiều cách để giúp đỡ mọi người. Tại sao? Vì tôi muốn để lại dấu ấn của mình trên thế giới này, và được phục vụ con người tốt hơn.

Bạn hiểu ý tôi rồi đó. Tiếp tục đặt ra câu hỏi cho bản thân, và rồi cuối cùng tự hỏi: Liệu mình thể đạt được kết quả này bằng cách khác không? À, trong trường hợp của mình, có thể chuyển sang viết lách và suy nghĩ, thay vì tập trung xây dựng FG, nhưng như vậy tôi không thể tiếp cận được nhiều người bằng cách thông qua công ty. Rồi, tuyệt vời lắm. Mục tiêu có vẻ khá vững vàng.

Giờ đây, hãy bước thêm một chút nữa. Trong quyển sách Finding Your True North: A Personal Guide, cựu CEO Bill George mà tôi đã đề cập ở trên, có nhắc đến sự cân bằng giữa động cơ bên trong và bên ngoài khi thiết lập mục tiêu.

Động cơ bên ngoài diễn ra trong thế giới bên ngoài:

Tôi muốn có điều kiện cho các con tôi một nền giáo dục hàng đầu.

Tôi muốn cha mẹ tôi hạnh phúc.

Tôi muốn có chiếc Mercedes để tạo ấn tượng với những người tôi gặp.

Tôi muốn hoàn thành những đam mê trong cuộc đời mình.

Tôi muốn giúp đỡ người khác.

Tôi muốn có thời gian bên cạnh người tôi thương yêu.

Hãy dành thời gian tự hỏi bản thân động cơ của bạn thuộc dạng nào. Cả hai hình thức động cơ này đều tốt; nhưng như Bill George đã chỉ ra, khi chúng ta càng thành công, chúng ta càng cần đến những động cơ bên trong: tiền bạc, địa vị, quyền lực, và vân vân. Và rất nhiều khi, như ai cũng biết, tất cả những thứ lòe loẹt, sáng chói, bề ngoài này có thể che khuất những khát khao thầm lặng sâu sắc hơn. Kết quả? Mục tiêu của chúng ta bỗng trở nên trống rỗng sau khi chúng ta đạt được; chúng ta bị mất đi điều được Bill gọi là “sao Bắc Đẩu thật sự”, một sứ mệnh chính trực giúp chúng ta có khả năng phát huy hết tiềm năng của một nhà lãnh đạo.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)