Cứ chọn một

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 67 - 75)

Bạn phải làm gì nếu có nhiều hơn một vấn đề trong hành vi cần phải điều chỉnh? Dĩ nhiên là bạn phải có nhiều hơn một rồi! Chúng ta ai cũng thế cả! Vậy thì bạn nên bắt đầu từ đâu?

Cứ việc chọn một. Không quan trọng hành vi nào được chọn; vấn đề là sau khi bạn đã đi hết quá trình điều chỉnh và nhận thấy lợi ích của nó, bạn sẽ có trong tay một công cụ tuyệt vời để sử dụng, và bạn sẽ chọn đến hành vi thứ hai, và cứ thế tiếp tục, cho đến khi nào không còn vấn đề phải giải quyết nữa. Chúng ta có mặt trong cuộc đời này để làm gì nếu không phải là ngày càng hoàn thiện bản thân trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà chúng ta sống? Bạn có thể bắt đầu bằng cách chọn một hành vi dễ nhận biết và đồng thời bạn cũng rất hào hứng muốn thoát khỏi nó. Tôi bắt đầu cách đây nhiều năm với xu hướng hành vi hay khoe khoang, xuất phát từ thời niên thiếu của mình. Tôi lo sợ bọn bạn trong trường sẽ hạ thấp tôi vì tôi nghèo - mà thật sự cũng có vài đứa như thế - nên tôi gần như nói hơi khác sự thật. Tôi biết, nhiều khi tôi nói xạo hoàn toàn. Nếu ai đó hỏi tôi cha tôi làm nghề gì, tôi sẽ nói “Ông ấy làm trong ngành sản xuất”. (Tôi không nghĩ ra được cách nào để thổi phồng công việc thợ giặt của mẹ tôi, vì thế tôi chẳng bao giờ đề cập đến công việc của bà. Bà cũng thấy chuyện này bình thường, bởi vì bà cũng không mấy mặn mà phải đối mặt với những quý bà chủ hống hách của mình, cầu Chúa phù hộ cho mẹ tôi).

Khi lớn lên, tôi cam kết với bản thân sẽ không bóp méo sự thật nữa. Nhưng rồi tật nói dối hồi nhỏ của tôi đã biến hình thành một hành vi còn tệ hại hơn nhiều - khoe khoang về những thành đạt của mình để khỏa lấp nỗi sợ hãi người khác sẽ đánh giá tôi thua kém họ. Mặc dù bây giờ nhắc lại chuyện này nghe thật buồn cười, nhưng tôi đã bám víu lấy thói quen này để sống sót. Theo suy nghĩ của tôi, những thành công mà tôi đạt được sẽ chỉ như những cây to ngã đổ trong rừng thẳm không gây một tiếng động - trừ phi tất cả mọi người đều biết về chúng và có thể tưởng tượng ra những thân cây gãy đổ và cành nhánh vương vãi. Nếu tôi không nhắc nhở mọi người rằng tôi là một người siêu nhiên và vĩ đại, thì có mấy ai biết đến tôi?

Tôi biết khoe khoang là một thói xấu, và mọi người cũng dễ dàng nhìn thấy. Và nó đang trở thành vật cản đường của tôi. Hừ, tôi đang tự níu chân mình. Nó làm tôi không dễ dàng kết nối với người khác. Và người đang đứng chắn đường không cho tôi tìm đến sự kính trọng mà tôi đang hết sức tìm kiếm -

cũng như cơ hội được nhìn nhận bằng con người thật của mình - lại chính là tôi. Vì thế rất lâu trước khi tôi nghĩ đến quyền năng của sự hỗ trợ đồng đẳng, tôi đã chọn thói quen khoe khoang làm mục tiêu thay đổi, cùng với sự giúp đỡ của nhiều người.

Đầu tiên tôi kêu gọi sự giúp đỡ của người thân thiết nhất trong cuộc đời lúc bấy giờ, Roel Hinojosa, một giáo viên trung học, để nhắc nhở tôi mỗi khi anh ấy nghe thấy tôi khoe khoang về bản thân hay các thành quả của mình. Tôi chọn Roel vì lý do đơn giản là tôi cảm thấy an toàn khi nhờ cậy anh ấy, tôi biết anh quan tâm và sẵn lòng giúp đỡ tôi, và tôi biết anh tôn trọng tôi cũng như những thành quả tôi đạt được - không cần tô son trét phấn gì thêm. Ngoài ra, anh và tôi thường gặp nhau trong những tình huống tạo điều kiện cho tôi khoe khoang.

Khi Roel và tôi cùng thảo luận về vấn đề khoe khoang này, tôi không quay lại thời thơ ấu để khai quật những lý do phức tạp tiềm ẩn đằng sau nó. Đó là điều tuyệt vời nên làm với nhà trị liệu, nhưng Roel không đủ trình độ để giải quyết. Việc Roel không phải là một nhà trị liệu được đào tạo bài bản hoàn toàn không phải là một vấn đề quan trọng, bởi vì đây chỉ là một cách luyện tập để giúp bạn thoát khỏi những thói quen xấu. Hãy nghĩ đến nó như quá trình học một ngoại ngữ: Nếu bạn dành hết thời gian để cố gắng tìm hiểu nguồn gốc từ “menu” là gốc Anglo-Saxon hay gốc Latin, bạn sẽ bị quấn chặt vào trong lịch sử từ ngữ trong khi bạn chỉ cần biết cách gọi món hamburger có phô mai và bánh mì đen, không kèm khoai tây chiên.

Chọn một vấn đề trong cuộc sống mà bạn muốn cải thiện tóm lại là tinh thần dám đương đầu và giải quyết. “Thà đưa ra quyết định sai còn hơn không bao giờ đưa ra quyết định và chìm vào quên lãng,” Amir Tehrani nói. Và tôi cũng đồng ý. Như tôi đã nói, cứ việc chọn lấy một! Mục tiêu là bắt đầu thực hiện một thay đổi tích cực ngay hôm nay, tận hưởng kết quả khi hoàn thành, và mong muốn giải quyết thêm nhiều hơn nữa. Cuối cùng bạn cũng sẽ đi đến lúc phải giải quyết những vấn đề trong cuộc sống nhất thiết phải được thực thi. Nhưng điều quan trọng nhất là giữ quyết tâm của bạn trong suốt quá trình thay đổi này.

Nguyên tắc đầu tiên để hoàn thiện như tôi đã nhắc đến nhiều lần trước đây: nhận thức được rằng không ai là hoàn hảo. Bạn không nhất thiết phải là người hoàn hảo - bạn chỉ cần khởi đầu, và thành tâm trong mong muốn hoàn

thiện. Nếu soi một thứ ánh sáng chói chang vào vấn đề khiến cho bạn sợ hãi, tôi hoàn toàn hiểu được. Tôi cũng đã nhiều lần cảm giác không khác gì bạn. Nhưng không bao lâu sau, quy trình này sẽ cuốn hút bạn vì lần lượt từng gánh nặng được trút bỏ. Hãy nghĩ về nó như khi bạn tập thể dục - không đổ mồ hôi thì không hiệu quả! Tập thể dục ngày đầu sẽ hơi đau đớn, nhưng đến hôm sau bạn biết được rằng sự đau đớn này là dấu hiệu tốt, một bằng chứng cho thấy bạn đã dốc hết sức và thành công.

Kirk Aubry chọn một vấn đề trong cuộc đời của ông, và trong quá trình giải quyết nó đã tìm ra chân lý cho riêng mình: “Một điều mà chúng tôi nhận thức được tại Textron là những cá nhân tham gia trong quá trình chuyển đổi phải tự thân thực hiện đổi thay, kể cả chúng tôi nữa. Và vấn đề cụ thể của tôi, thành thật mà nói, là thấu hiểu sâu sắc hơn cách nhìn của mọi người về tôi. Tôi luôn tự cảm thấy mình là một đứa trẻ nghèo từ Windsor, Ontario, không hòa nhập được vào trong phòng. Ý tôi là rất nhiều người trong chúng ta mắc phải hội chứng mạo danh - biết đâu lúc nào đó thì mọi người phát hiện ra rằng mình không phải là người thông minh nhất ở đây? Khi tôi tham gia Centre for Creative Leadership (Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo), tôi nhận thấy đa số mọi người đều cho rằng tôi thuộc vào số những người thông minh nhất trong phòng và tôi nên giữ súng trong bao nhiều hơn nữa, bởi vì giờ đây tôi không cần phải bắn vào người khác thường xuyên như tôi nghĩ. Trong đầu tôi, tôi chỉ đơn giản là cố gắng biện minh cho sự tồn tại và tham gia của mình - mà thật sự tôi đâu cần phải làm điều này”.

Cừ lắm, Kirk ạ. Một bước đầu tiên tuyệt vời.

Nói đến các bước, nên nhớ trong đầu rằng bước phân tích bản thân nghiêm khắc - suy nghĩ tường tận về những điểm mạnh và điểm yếu của bạn, và những mối dây đang níu giữ bạn - là một bài tập rất cần thiết. Tôi có thể cam đoan với bạn rằng bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều sau đó. Phần trên tôi đã liệt kê một danh sách những thói quen đang níu giữ mọi người mà chúng tôi quan sát được. Nhưng đừng ngần ngại gì mà không tạo ra một danh sách cho riêng bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng một số thói quen của mình nằm trong một hay nhiều nhóm khác nhau; đa số chúng ta đều có vài ba thói quen rào cản. Nên nhớ, không phải bạn thừa nhận để chứng minh mình thất bại - tất cả chúng ta ai cũng có điểm yếu và điểm mạnh.

Chúng có thể áp dụng được trong một số tình huống nhưng không phải là tất cả? Một lần nữa, đừng ngần ngại khi phải lập ra nhóm riêng của mình. Tiếp theo, viết ra những vai trò bạn đang nắm giữ hay những hành vi bạn thể hiện. Danh sách này sẽ giúp bạn tư duy về những gì bạn làm và không làm trong sự nghiệp và trong cuộc sống. Nó có thể khơi mào một cuộc thảo luận với bạn bè và đồng nghiệp và đưa đến những chiêm nghiệm sâu sắc hơn.

Sau đây là ba cách hiệu quả để tìm đến những nhận xét sâu sắc và chọn ra vấn đề đầu tiên:

1. Quaygương lạivềphía mình. Nhớ lại một giao tiếp bạn thực hiện với mọi người trong đâu đó khoảng một tuần qua và đã làm bạn thật sự bực mình. Tiếp theo (phần này mới là thú vị), cố gắng nghĩ xem bạn đã đóng góp vào sự bực tức đó như thế nào. Bạn có thể làm khác đi để ngăn cản tình huống xảy ra không?

Tôi trước kia thường nổi cáu với nhân viên trong văn phòng khi tôi bị lỡ một cuộc gọi đến khách hàng quan trọng. Tại sao chúng ta thể làm rơi quả bóng to đến thế được chứ? Tôi luôn tự hỏi. Nhưng nếu tôi lùi lại và tự hỏi bản thân mình đã làm gì khiến cho tình hình thêm tồi tệ, tôi nhận thấy đó là do tôi ôm đồm quá nhiều thứ, và thiếu nhân viên để quản lý khối lượng các cuộc gọi, email, hội họp, và dự án trong cuộc đời tôi. Và tôi cũng không nhất quán khi thông báo những gì tôi phải làm với nhân viên. Nhân viên của tôi gần như không thể nào theo kịp tôi và giúp tôi sắp xếp hệ thống được. Tôi đang chạy với tốc độ hơn 1.500km mỗi phút, và tôi hiếm khi nào dành thời gian giải thích cặn kẽ những gì tôi muốn làm hay cung cấp thêm thông tin để nhân viên biết cách sắp xếp ưu tiên cho công việc của họ và lịch trình của tôi. Tôi cũng cần phải giải thích rõ hơn các ưu tiên của công ty cho nhân viên.

2. Cốgắng học từthần tượngcủa bạn. Bạn ngưỡng mộ ai nhất? Nghĩ thật kỹ vì sao bạn ngưỡng mộ người đó. Bây giờ tự hỏi bản thân: Đang những hành vinào khiếnmình khôngthể trở thành một người giống như thần tượng của mình? Ví dụ, khi tôi nghĩ đến Bob Kirk tại Deloitte, tôi nhớ đến một người sếp tuyệt vời không bao giờ nổi giận trong những lần tôi biến mình thành kẻ ngốc.

Thay vì bảo tôi phải làm gì, Bob chỉ đặt ra câu hỏi. Cách này làm tôi nhiều lần phát điên, bởi vì tôi lúc đó chỉ muốn một câu trả lời nhanh chóng và đơn giản. Nhưng Bob rất kiên định buộc tôi phải học cách suy nghĩ độc lập và

chấp nhận chịu đựng những sai lầm của tôi cho đến khi cuối cùng tôi tự thân hiểu ra được vấn đề. Tôi gọi đây là cách “té về phía trước”. Nó ngược lại hoàn toàn với hành vi bản năng của tôi luôn phân phát câu trả lời như phân phát kẹo trong lễ Halloween. Dĩ nhiên, điều này rất hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài, nó không dạy cho người khác được gì cả. Vì vậy tôi cố gắng giảm bớt bản tính bộc phát muốn giải quyết vấn đề của tất cả mọi người xung quanh, và lấy Bob làm gương cho hành động của mình.

3. Hỏi ý kiến người khác. Đây là bước yêu thích của tôi, và là một trong những cách hiệu quả nhất để quyết định nên chọn hành vi nào cần thay đổi trước. Cách đây vài năm, tại một buổi diễn thuyết trong căn phòng đầy những người làm trong ngành bất động sản tại California, tôi đặt câu hỏi liệu có ai trong phòng không nghĩ ra được hành vi nào đang níu chân họ. Một phụ nữ can đảm giơ tay lên, và tôi mời cô ấy lên sân khấu. “Cô không thể nghĩ ra được bất cứ điều gì đang cản trở những nỗ lực tìm đến mọi người hay giải quyết vấn đề sao?” Tôi hỏi.

“Không, không có,” cô ấy trả lời.

“Có ai trong phòng này biết cô rất rõ không?” “À, có chồng tôi cũng đi cùng tôi hôm nay”. “Vậy thì mời anh ấy lên đây”.

Chồng cô ấy lên sân khấu, và trước sự cổ vũ của khán giả, anh chàng bắt đầu liệt kê một loạt những hành vi đã cản đường cô, trong đó có thái độ cầu toàn 24/7. Đó là một thời khắc vui vẻ và mang tính xây dựng (và nó khiến tôi tin rằng một ngày nào đó tôi có thể làm người dẫn chương trình cho các trò chơi truyền hình). Kể từ sau lần đó, tôi đã làm cùng bài tập này nhiều lần trong quá trình diễn thuyết của mình. Tôi thậm chí còn gọi điện ngay tại chỗ cho những người quan trọng đối với họ. Nhưng điều tôi muốn nhấn mạnh thật sự nghiêm túc. Nên nhớ, người khác nhìn thấy sai lầm của chúng ta rõ ràng hơn bản thân ta - hãy tận dụng những phản hồi của họ.

Quyết định giải quyết vấn đề khả năng tập trung được đưa ra sau những buổi thảo luận trung thực và căng thẳng với các bên, trong đó có tất cả nhân viên của tôi. Jim Hannon nhớ lại cái ngày có buổi thảo luận về vấn đề viết tắt trong các email gửi từ BlackBerry của tôi. “Chúng tôi nói với Keith rằng ngay cả email của anh ấy cũng thiếu trọng tâm và viết tắt lung tung - ‘Tôi là

người bị buộc phải làm chuyện này hay còn ai khác?’ Và thế là chúng tôi nói rất nhiều về cách giao tiếp của Keith. Keith đón nhận tất cả với một thái độ xây dựng và nhắc lại vấn đề trong lần họp sau để cho thấy tiến bộ của mình. Với những chỉ dẫn cụ thể hơn, anh ta bắt đầu thay đổi cách viết email. Keith không khó khăn gì thừa nhận: ‘Tôi không quản lý công ty đủ tốt như tôi muốn.’ Điều đó giúp chúng tôi cảm thấy an toàn để tiếp tục chỉ ra những thứ mà chúng tôi muốn anh ấy làm để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi hơn. Nó cho chúng tôi can đảm để thảo luận cởi mở về những gì bản thân chúng tôi cũng cần phải làm để nâng cao năng suất cho công ty. Anh ấy đã mở ra một nền văn hóa trưởng thành hoàn toàn mới tại FG”.

Nên nhớ, nếu bạn muốn mọi người giúp mình chỉ ra những hành vi xấu, đôi khi bạn cần phải yêu cầu, đề nghị, năn nỉ, và van xin được lắng nghe sự thật. Ví dụ, bạn có thể nói với những bạn đồng nghiệp rằng: “Tôi thật sự muốn thành công tại nơi này, và tôi biết rằng mọi người thường không có thói quen chia sẻ cảm nghĩ với người khác. Nhưng năn nỉ mà, tôi đang mong anh cho tôi biết - anh có thấy ở tôi điểm nào đang cản đường tôi trong công việc không?” Nếu bạn không nhận lại được gì, bạn có thể phải nhẹ nhàng nuôi dưỡng cuộc trò chuyện: “Người ta bảo tôi rằng tôi không có hệ thống. Anh có thấy thế không? Đó có phải là điểm lớn nhất khiến tôi không thể làm việc hiệu quả như khả năng của mình không? Hay là ngoài ra còn những điều khác đang xen ngang vào khả năng thực hiện công việc của tôi? Một lần nữa, xin anh cứ nói thẳng thắn”.

Đồng thời, hãy nói rõ rằng vào giai đoạn này bạn chỉ mới thu thập thông tin mà thôi. Bạn sẽ là người quyết định chọn hành vi nào và giải quyết như thế

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 67 - 75)