Nên nhớ ly nước cũng có thể còn đầy một nửa

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 77 - 81)

có bao giờ đút tay vào túi áo khoác đã từ lâu không đụng đến và nhặt được một tờ 20 đô la nhàu nát? Cái cảm giác thật sung sướng phải không? Nhưng cảm giác này nhanh chóng biến mất khi bạn vẫn phải tiếp tục công việc hàng ngày. Bây giờ thử nhớ lại lúc bạn phát hiện mình làm mất 20 đô la. Thật khó khăn để gạt bỏ cái cảm giác mất mát đó ra khỏi đầu. Bạn tự dằn vặt mình rất lâu so với số thời gian bạn vui mừng khi tìm được tiền. Đối với đa số chúng ta, mất tiền thật sự đau hơn rất nhiều so với tìm lại tiền. Các nghiên cứu cho thấy nỗi đau mất mát không thể bù đắp bằng cảm giác lâng lâng khi chúng ta nhận được hay hưởng lợi.

Trong những lúc khó khăn, tôi thường yêu cầu khách hàng suy nghĩ và nói về những thứ làm họ hàm ơn. Tất cả chúng ta đều rất may mắn - chỉ riêng việc bạn đang đọc quyển sách này cũng cho thấy bạn giàu có hơn rất nhiều người khác trên thế giới. Vậy nên hãy biết đến điều này, và biết ơn đời. Hãy dành một ít thời gian hôm nay để nhắc nhở mọi người về sự may mắn của họ.

Hanif Rehman, một nhân viên tư vấn Internet tại Yorkshire, kể về cách hành xử của anh trong giai đoạn khủng hoảng tín dụng từ năm 2008. “Khi tôi nói chuyện trong nhóm về những cuộc họp khách hàng, họ nhận thấy tôi thường hay thở dài. Một người nói: ‘Hanif, anh có mệt không, hay là anh thở dài vì lo lắng?’ Tôi trả lời rằng tôi cảm thấy tình hình kinh doanh hiện tại thật quá sức khó khăn. Chính mọi người trong nhóm đã giúp tôi nhận ra rằng rất nhiều người trên thế giới đang phải cùng chịu những thử thách này; còn tôi ít nhất cũng đang theo đuổi giấc mơ của mình. Họ thuyết phục tôi không nên quá ủy mị về tình hình hiện tại. Vì thế tôi bắt đầu thể hiện sự tự tin của mình trước khách hàng, và điều này đã mang đến khác biệt rất lớn”. Nỗi lo sợ của Hanif khi nhìn thấy tương lai kinh doanh mờ mịt thật ra đang che giấu một khủng hoảng niềm tin còn lớn hơn, và nó đã níu chân anh chặt hơn cả nền kinh tế. Nếu không có những nhà cố vấn, Hanif sẽ chẳng bao giờ nhận thấy chính thái độ của mình đang gây trở ngại.

Chúng ta cũng dễ rơi vào trạng thái tình cảm tiêu cực thông qua một cách khác được nhà nghiên cứu Dan Gilbert tại Harvard gọi là “dự báo cảm xúc” (affective forecasting). Nói ngắn gọn, ông cho rằng con người không giỏi đoán tác động của các sự kiện trong tương lai đến cảm xúc của chúng ta. Ví dụ, chúng ta có khuynh hướng cho rằng việc mua một món đồ điện tử thú vị sẽ làm chúng ta vui lên, nhưng trên thực tế, cảm giác thích thú này nhanh chóng phai nhạt. Ngược lại, chúng ta sợ rằng mình sẽ không chịu đựng được

gian khổ nhưng thực tế con người đã vượt qua được biết bao gian khổ trong những khoảng thời gian dài.

Do sự thiên lệch này, chúng ta có khuynh hướng giả định tình huống xấu nhất khi cân nhắc liệu chúng ta có nên cam kết thực hiện mục tiêu không. Chúng ta thường thiên về hướng tiêu cực. Và như thường lệ, quan điểm của người ngoài sẽ giúp chúng ta định hướng tốt hơn.

Mike, một giám đốc dịch vụ thanh toán lương mà tôi gặp gần đây trong một hội thảo, mới vừa trải nghiệm tương tự. “Tôi đọc được một bài báo về chương trình phúc lợi doanh nghiệp trên tờ Wall Street Journal,” ông nói, “và bởi vì tôi rất quan tâm đến chủ đề này, tôi liền gửi đường dẫn bài báo này đến một nhóm người trong ban lãnh đạo công ty. Tôi biết mình có khuynh hướng nhìn nhận vấn đề khá tiêu cực; đó là một hành vi mà tôi đang muốn thoát khỏi. Nhưng trong ngày hôm đó, tôi thật tình không thể nghĩ làm sao chúng tôi có thể thực hiện được một chương trình tương tự. Vì thế thay vì tập trung vào những gì chúng tôi có thể làm cho chương trình phúc lợi tại công ty của mình, tôi lại phát biểu gay gắt trong email về những việc chúng tôi đang làm hiện nay. Một phụ nữ làm về HR mà tôi quen và đang cố rủ rê vào nhóm hỗ trợ đã trả lời và nói rằng mặc dù bà hiểu được tại sao tôi lại phát biểu như thế, nhưng sự chỉ trích của tôi đã làm hỏng tất cả những gì tích cực mà tôi nhắc đến trong email. Khi nói đến những thứ không hiệu quả, tôi đã chỉ thẳng vào những người đã thiết kế hệ thống chúng tôi đang sử dụng”.

Phản ứng trước email này của Mike khá tiêu cực. Các đồng nghiệp tự hỏi có phải ông đang cố gắng thu hút sự chú ý, hay bản thân ông là một nhân viên gây rối. Phản hồi của lãnh đạo nhân sự giúp ông nhìn thấy ánh sáng, và Mike đã đưa ra ngay hành động điều chỉnh trước khi mọi người nhận xét về ông xấu đi. “Tôi mừng là bà ấy cảm thấy an toàn để lên tiếng, vì nó thật sự giúp tôi nhìn thấy được hành vi cụ thể đang ngáng chân mình”.

Tôi xin chia sẻ thành thật với bạn: Trên chặng đường này sẽ có những thời khắc không mấy thú vị mà bạn không thể tránh khỏi nếu muốn thành công và hoàn thiện bản thân. Thật không dễ dàng gì thừa nhận sai lầm trước mặt người khác. Nhưng chính điều này làm bạn thấy thật tự do! Như Lena West nói, “Bạn phải sẵn sàng chấp nhận người ta nhìn mình như một kẻ gàn thì mới tiến bộ trong cuộc sống được. Đôi khi bạn thành công và trở thành ngôi sao nhạc rock, nhưng cũng có đôi khi bạn bị người ta ném trứng thối vào mặt.

Như Oprah Winfrey nói, ‘Khi bạn sống một cuộc đời rộng lớn, sống hết mình, bạn sẽ nhận thấy những bước sẩy chân chỉ là chuyện nhỏ.’ Và đối với tôi, đây là một rủi ro đáng chấp nhận”.

Nếu tôi sống đến chín mươi tuổi và được cho cơ hội truyền lại cho một người trẻ biết đâu là những điều quan trọng nhất trong cuộc sống, tôi hy vọng mình sẽ viết rằng: “Hãy suy nghĩ về cuộc đời mình - đi tìm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống ngay từ bây giờ”. Không phải đợi đến tháng sau hay năm sau. Chúng ta thường có khuynh hướng không trân trọng những gì chúng ta đang có trong tay. Thứ hai nữa, tôi nghĩ mình sẽ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của bạn bè và gia đình. Dĩ nhiên, bạn có thể nghĩ rằng đối với tôi ngay lúc này công việc là tất cả. Nhưng ai sẽ là người đến thăm tôi trong bệnh viện khi tôi già và bệnh? Cho dù tôi có yêu quý đồng nghiệp đến mấy, cũng không có nhiều khả năng họ sẽ đến. Và thế nên tôi trân trọng và yêu quý bạn bè (đa phần cũng xuất phát từ những mối quan hệ trong công việc).

Cuối cùng, tôi hy vọng rằng đứng trên quan điểm của một người từng trải và sống đến cửu thập, tôi có thể hỏi: “Anh đã theo đuổi ước mơ của mình chưa?” Tôi tin rằng người nào càng cố gắng đạt những ước mơ của mình sẽ càng hạnh phúc hơn trong cuộc đời. Hãy tìm ra mục đích sống của mình và theo đuổi đến cùng, cho dù giấc mơ của bạn nhỏ nhoi hay vĩ đại. Nói cho cùng, vấn đề không phải là việc bạn có đạt giấc mơ này không. Câu hỏi quan trọng là: Bạn chiếnđấu vìnó không?

Cuộc sống. Hạnh phúc. Bạn bè. Ý nghĩa. Giấc mơ. Bạn có nhận thấy không có câu hỏi và câu trả lời nào trong số trên đây dính dáng đến tiền bạc?

Hãy vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm như một người chín mươi tuổi ngay từ bây giờ. Bạn đã đến đây, hôm nay - vậy đừng để cho những thứ đáng lẽ ra - đánglẽ phải - biếtthế thì làm bạn ngạc nhiên.

Đội ngũtrong : BillWilson vàAlcoholicsAnonymous

Khi tạp chí Time đăng danh sách bình chọn 100 Nhân vật Quan trọng nhất Thế kỷ 20, rất nhiều độc giả phải tự hỏi: Bill Wilson là ông nào thế nhỉ? Đây cũng chính là câu đáp mà Wilson, đã mất năm 1971 ở tuổi 75, muốn nghe. Được mọi người biết đến với cái tên đơn giản là “Bill W”., ông là người sáng lập Alcoholics Anonymous và là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất vào thời đó. Wilson là một doanh nhân tại thành phố

New York, không được đào tạo bài bản về tâm lý học, y khoa, hay thần học, nhưng ông đã thiết kế một chương trình 12 bước giúp hàng triệu người nghiện rượu, nghiện ma túy, bài bạc, và ngay cả người nghiện mua sắm từ bỏ nỗi ám ảnh của mình.

Wilson không có được uy tín chuyên môn, ông bù lại bằng kinh nghiệm. Năm 1934 bản thân ông đã từng là một người nghiện rượu hết thuốc chữa, bị tống vào trại cai nghiện và các bác sĩ cho biết trường hợp của ông không có khả năng phục hồi. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện và khẩn cầu Chúa giúp đỡ, Wilson chợt giác ngộ - một ánh chớp số phận như ông miêu tả sau này - cho ông động lực để cai rượu.

Wilson nhận thấy hy vọng duy nhất để phục hồi là sự ủng hộ và làm bạn với những người cùng nghiện rượu, họ hiểu được và dám thừa nhận sự thua kém của mình. Nhờ thừa nhận tình trạng của mình và phó thác cho một lực lượng quyền năng hơn - cho dù đó là Chúa trời hay là nhóm - những người nghiện rượu có thể tránh xa rượu chè và tỉnh táo dần từng ngày, và Wilson đã giữ được điều đó cho đến tận cuối đời.

Wilson thiết lập 12 bước cho chương trình AA dựa phần lớn trên những phương pháp của Nhóm Oxford, một tổ chức Công giáo đầu thế kỷ XX vốn khuyến khích thành viên xưng tội và sau đó dùng quyền lực của nhóm để giúp đỡ những người hoạn nạn. “Những lời dạy này không có gì mới,” Wilson nói. “Chúng ta có thể học được từ chính nhà thờ của mình. Chúng thật ra chỉ là một bài kiểm tra về lương tâm, xưng tội, phục hồi, giúp đỡ người khác, và cầu nguyện”.

Là một người gốc Vermon, Wilson áp dụng những nguyên tắc dân chủ của New England vào AA bằng cách thiết lập một cơ cấu từ dưới lên không có cấp bậc hay lãnh đạo tập trung. Thành công của nhóm được truyền tai nhau nhanh chóng, và đến năm 1944, AA đã có nhóm tại 30 quốc gia. Như chính Wilson đã viết, “Chúng tôi thật sự tin rằng sự sống còn của nhóm như một tổng thể quan trọng hơn rất nhiều so với sự sống còn của cá nhân hay nhóm các cá nhân. Đây là một điều to tát vượt xa so với bất cứ cá nhân nào trong số chúng tôi”.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 77 - 81)