Hợp tác, đừng thỏa hiệp

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 97 - 100)

Bất cứ lúc nào bạn giao tiếp với một người khác đều có khả năng xảy ra hiểu lầm, nghe nhầm, hỗn loạn, hay mâu thuẫn. Chúng ta đều có nhu cầu và động cơ khác nhau. Giả định rằng mọi phương pháp tiếp cận và ưu tiên của mỗi người đều hòa nhập với nhau một cách hoàn hảo ngay tại chỗ là một điều quá ngây thơ.

Một châm ngôn mà tôi học được cách đây nhiều năm trong phòng họp hội đồng quản trị có thể giúp bạn ít nhiều: “Hợp tác, đừng thỏa hiệp”. “Thỏa hiệp” ám chỉ rằng một hay hai bên phải từ bỏ một điều gì đó để đạt đến đồng thuận. Hợp tác, ngược lại, cho rằng nếu làm việc cùng nhau, các bên có thể đưa ra một giải pháp không đòi hỏi bên nào phải hy sinh hay từ bỏ điều gì. Cả hai bên đối tác đều cùng nhau đưa ra giải pháp, vì vậy nó thuộc về cả hai bên.

Một lần trong một buổi nói chuyện, tôi chia khán giả thành hai nhóm, “người hợp tác” và “người thỏa hiệp”. Trong mỗi nhóm họ bắt cặp với nhau để cùng thương lượng. Mỗi người được nhận một mảnh giấy ghi thông tin chi tiết về một tình huống thương lượng giả lập và những nguồn lực họ có thể sử dụng để thương lượng. Những tình huống này đều giống nhau giữa hai nhóm.

Tôi cho mỗi nhóm ba mươi phút để thương lượng trong hai phòng riêng biệt, và sau đó tụ họp mọi người lại trong khán phòng chính. Kết quả thật ngạc nhiên. Thứ nhất, nhóm được yêu cầu hợp tác hoàn thành bài tập chỉ trong nửa thời gian của nhóm thỏa hiệp. Ngoài ra, khi tôi hỏi nhóm nào cảm thấy thỏa mãn với kết quả đạt được, những người thuộc nhóm hợp tác lại một lần nữa chiến thắng tuyệt đối.

Sẽ có những lúc quy trình trách nhiệm đồng đẳng giữa các đối tác trong nhóm đòi hỏi phải thương lượng hoặc đồng thuận về ý nghĩa của những gì cả hai bên cam kết thực hiện. Thay vì tiếp cận buổi thảo luận với quan điểm thỏa hiệp, tôi nghĩ tốt hơn nên giải quyết vấn đề như những người hợp tác.

Độingũ trong : Ford, Edison, vàFirestone

Một trong những nhóm hỗ trợ tuyệt vời nhất trong lịch sử kinh doanh là tình bạn giữa Henry Ford, Thomas Edison, và Harvey Firestone. Ba thủ lĩnh trong ngành công nghiệp này không có đối thủ, thay vào đó bao quanh họ là những kẻ xu nịnh và nghị gật, vì vậy họ tìm đến nhau để tìm lời khuyên, sự động viên, và phản hồi trung thực.

Ba người có rất nhiều điểm chung. Cả ba đều là người tự học, gốc người Trung Tây nước Mỹ, lớn lên trong những gia đình tỉnh lẻ bình thường. Cả ba đều biết kết hợp sự đam mê công nghệ với cái đầu nhạy bén kinh doanh. Ngoài ra, mối quan tâm thương mại của họ cũng thường trùng lắp nhau. Ford thiết kế dây chuyền sản xuất đã làm biến đổi ngành sản xuất. Các nhà máy của ông tiêu thụ lượng điện rất lớn, do Edison cung cấp; đồng thời Edison cũng là người chịu trách nhiệm chính cho việc thiết lập mô hình nghiên cứu công nghiệp hiện đại dẫn đến nhiều cải tiến cho ngành ô tô. Đối với Firestone, ông hoàn thiện bánh xe cao su vốn không thể thiếu cho những chiếc ô tô Model T lăn bánh.

gia đình thường cùng nhau nghỉ đông tại Florida (Ford và Edison được xem như là hàng xóm của nhau). Tại đây, họ dành nhiều thời gian để đánh giá thành công và thất bại của nhau. Họ thậm chí còn chung tay xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Fort Myers (một dự án nhằm tìm chất thay thế cho cao su).

Một dự án mạo hiểm nổi tiếng nhất của họ là một loạt những chuyến cắm trại mỗi mùa hè từ năm 1914 đến 1924. Tự gọi mình là Những kẻ lông bông (Vagabond), họ đi xuyên nước Mỹ bằng đoàn xe hơi chất cao đến mui gồm những lều bạt và dụng cụ khác, và thường có sự tham gia của những nhà tự nhiên học như John Burroughs hay Luther Burbank, đôi khi cả tổng thống Mỹ. Họ còn mời theo cả hàng đoàn phóng viên và quay phim. Kho lưu trữ vẫn giữ những tấm hình cho thấy họ cùng nhau làm bánh kếp, chẻ củi, và dĩ nhiên cả sửa xe.

Gốc rễ của mối quan hệ: động viên ba chiều. Ford sau này nhớ lại rằng vào năm 1896 khi ông đang phát triển chiếc xe chạy bằng xăng, Edison là người đầu tiên nhận ra giá trị của nó. “Đúng nó rồi đó!” Edison nói, tay nắm lại đập xuống bàn. “Anh làm được rồi! Chiếc xe của anh sẽ có đủ hết và mang trên mình nó cả một nhà máy năng lượng”.

Ford sau này viết lại: “Cú đập tay xuống bàn đó là cả thế giới đối với tôi. Chưa từng có ai động viên tôi cho đến lúc đó… ngay tại đây, một cách bất ngờ không báo trước, vị thiên tài phát minh vĩ đại nhất trên thế giới đã gật đầu đồng tình với tôi hoàn toàn”.

Thật thú vị khi nhìn thấy ba con người này, với những phát minh khởi đầu một thế giới di chuyển và kết nối công nghệ, lại ngang hàng nhau khi kết nối con người.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 97 - 100)