Luyện tập cách đấu tập

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 58 - 60)

Có rất nhiều cách thể chế hóa quá trình đấu tập. Sau đây là một số phương pháp tôi sử dụng:

Làm rõ vấn đề

Người cần xin lời khuyên miêu tả mục tiêu hay hành vi mong muốn, theo hiểu biết của họ.

Yêu cầu kiểm tra thực tế

Mọi người có hiểu rõ vấn đề được trình bày hay chưa? Cách tốt nhất là để cả nhóm hay một cá nhân trong nhóm lặp lại những gì họ đã nghe để đảm bảo mọi sự kiện đều đúng. Nếu mọi người chưa hiểu hoàn toàn vấn đề, hãy trình bày lại lần nữa, lần này chi tiết và cụ thể hơn. Mọi người đã có đủ thông tin cần thiết để bắt đầu chưa? Lúc này hãy quan sát, không phải lúc đánh giá. Nên nhớ, những phản hồi hay câu hỏi đều phải phục vụ người xin lời khuyên. Hãy tách cảm nhận của bản thân khỏi vấn đề. Đây không phải là vấn đề của bạn.

Đánh giá vấn đề

Đối tác của bạn phải vận dụng kỹ năng phân tíchchuyên môn của họ (họ có thể có những kiến thức giúp ích cho bạn) và quan điểm của họ (họ có thể nhìn thấy những thứ vô hình đối với bạn, quan điểm từ bên ngoài nhìn vào). Người đó phải đặt câu hỏi rất nhiều, sử dụng những câu hỏi mở không thể đơn thuần chỉ trả lời Có hay Không. Những câu hỏi ban đầu phải tổng quát và tập trung vào tại sao bạn lại hành động như vậy. Bạn hy vọng hành động của mình sẽ mang lại được ? Sau đó câu hỏi đi vào chi tiết ngay lúc này, ngay nơi này. Bạn hyvọng điềugìxảy ra nếu bạn thành công? Mục tiêu này đã đủ lớn để tạo tác động chưa? Mục tiêu này thể đạt được không? Bạn đủ động lực để theođuổi đến cùngkhông? Bạncó cân nhắc những chọn lựa nào khác không?

thì sao? Tại sao bạn lại không chọn làm theo hướng này? “Thầy giáo” đóng vai người quan sát và đưa ra kiến thức, đồng thời hiểu rất rõ là người xin lời khuyên có quyền chọn lựa sử dụng hay bỏ qua kiến thức này tùy theo quan điểm của họ.

Sau khi bạn đã thúc đẩy, đâm chọc, và đã thu về được phản hồi của người kia, hãy tự hỏi mình liệu bạn có đồng ý không. Nếu bạn không đồng ý, hãy xem xét lại vấn đề. Mục tiêu lúc này là đạt đến một thỏa thuận tập thể, không phải là sự nhượng bộ (đồng nghĩa với việc có ai đó phải từ bỏ một thứ gì đó). Nhưng lại một lần nữa, nên nhớ rằng bạn không bắt buộc phải chấp nhận lời khuyên của người khác. Bạn kiểm soát quy trình và kết quả thu được. Cố gắng giữ cho những lời nhận xét của mình nhẹ nhàng - một chút hài hước có thể làm dịu bớt một lời nhận xét cay đắng. Đấu tập cũng chỉ là một công cụ, nên đừng làm trầm trọng hóa tình huống.

Cân nhắc, tuyên bố lại, và tinh chỉnh mục tiêu

Kết quả của đấu tập là bạn có thể đồng ý với một mục tiêu mới, hay một cách cụ thể để giải quyết vấn đề hiện tại. Điều lưu ý là bạn tìm ra một giải pháp mà trước kia bạn không hề nghĩ đến, và bạn có thể chấp nhận hay từ chối giải pháp này. Sau một buổi đấu tập, nên nhớ cám ơn mọi người đã đóng góp, hỗ trợ, và dành thời gian cho bạn. Lưu ý là bạn có thể còn cần phải tập họp và đấu tập thêm một lần nữa.

Sau đây là danh sách câu hỏi có thể đóng góp nhiều cho buổi đấu tập:

Vậy là bạn muốn đạt mục tiêu này? Tại sao? Nó có làm bạn hạnh phúc hơn không?

Động lực để đạt mục tiêu của bạn là gì? Bạn đã phân tích quyết định này như thế nào? Bạn đã suy nghĩ cặn kẽ đến mức nào? Bạn đã tự đặt cho mình nhiều câu hỏi chưa, và đúng câu hỏi chưa?

Đâu là những điểm yếu tiềm ẩn? Bạn có kế hoạch dự phòng chưa?

Miêu tả quá trình suy nghĩ dẫn đến quyết định này của bạn.

Bạn có sẵn sàng làm bất cứ gì cần thiết không? Nếu thất bại, bạn có sẵn sàng xem xét lại vấn đề và bắt đầu lại một lần nữa không?

Quay lại với 30 Rock, Bill Braunstein đã thách đấu tôi bằng một loạt các câu hỏi, và sau đó bắt tôi phải hứa là sẽ dành thời gian suy nghĩ. Chúng tôi hẹn gặp nhau ăn trưa vài ngày sau đó.

Khi đi ngang qua tiền sảnh, tôi nhìn thấy một tấm hình lớn của cựu lãnh đạo GE Jack Welch. Nếu Jack thìông ấy sẽlàmgì? Tôi tự hỏi.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)