Đừng lo ngại mâu thuẫn. Nó là một phần của quá trình. Trong hầu như bất cứ nhóm nào, mâu thuẫn là một phần không thể tách rời. Nó buộc nhóm phải ngừng lại và chiêm nghiệm tình hình, lôi kéo mọi người lên cùng tốc độ, và cố gắng thay đổi hiện trạng. Nhà nghiên cứu Dean Tjosvold kết luận trên tạp chí Journal ofOrganizational Behavior rằng mâu thuẫn được quản lý tốt giúp chúng ta “đào sâu vấn đề, đưa ra những giải pháp sáng tạo, học hỏi từ kinh nghiệm, và làm sinh động mối quan hệ”.
Khi đối mặt với mâu thuẫn trong nhóm, nhắc nhở mọi người rằng Greenlight Group luôn chào đón mâu thuẫn. Tôi nhận thấy mâu thuẫn không phải là một trận chiến, mà là một công cụ để giúp phát triển. Hãy đánh giá vấn đề nhanh chóng, và tìm cách tạo sự đồng thuận. Nên nhớ rằng trong Greenlight Group, mục tiêu là đạt sự hợp tác, không phải thỏa hiệp. Cố gắng rút ra bài học từ mỗi mâu thuẫn, và củng cố khái niệm rằng mâu thuẫn là điều tốt, không phải điều xấu. Chính cách giải quyết mâu thuẫn mới là điều quan trọng.
kiên nhẫn, khiêm tốn, và tôn trọng. (Điều này cũng có thể áp dụng cho mâu thuẫn nhóm). Nên nhớ, bạn không nên kết tội bất cứ thành viên nào trong nhóm cho đến khi có chứng cứ rõ ràng. Lưu ý rằng chúng ta không ai là người trong sạch hoàn toàn. Hãy tha thứ cho đối tác ngay cả trước khi bạn bắt đầu xem xét các chi tiết của mâu thuẫn. Nó mang lại không gian cho họ phục hồi, và xin lỗi. Hãy lấy cái tôi ra khỏi tình huống để đối tác của bạn được thể hiện mình một cách tốt nhất, chứ không phải hạ thấp họ tối đa.
Trong quyển sách Forum: The Secret Advantage of Successful Leaders, Mo Fathelbab đưa ra một số hướng dẫn để giải quyết mâu thuẫn giữa hai người, tôi xin tóm lược và giới thiệu dưới đây:
1. Trung thựcvà minhbạch. Trao đổi trực tiếp với người bạn có mâu thuẫn, không thông qua một bên thứ ba.
2. Tin vào trực giác. Giải quyết vấn đề ngay lập tức, không để nó tích tụ và bùng phát.
3. Lựa chọn mối quan hệ với mọi người. Nếu bạn có vấn đề với một thành viên trong nhóm, đó là chuyện của bạn - ít nhất là đến khi bạn nói cho người đó biết.
4. Hạ nhiệt căn phòng (đừng tạo kịch tính). Tránh tấn công cá nhân. Tập trung vào hành vi làm bạn khó chịu. Ví dụ, hãy nói: “Tôi cảm thấy phiền vì anh hay quấy rầy tôi,” chứ không phải là “Tôi ghét anh”. Điều này giúp cho buổi đối thoại được đặt trên nền tảng là sự quan tâm, chứ không phải đối đầu.
5. “Tôi xin đề nghịlà…” Tránh những câu chữ tuyệt đối tạo ra người thắng kẻ thua.
6. Dữ liệu có sức mạnh. Đừng chỉ nên nói về đánh giá và cảm xúc của mình. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn dựa vào dữ liệu, và những thay đổi bạn muốn nhìn thấy.
7. Kiểm tra bằng thực tế. Nếu cả hai người không đồng tình về những gì xảy ra, hãy đưa một thành viên khác làm người hòa giải. 8. Tiếp tục đàosâu. Nếu vấn đề không đơn thuần chỉ là giao tiếp, hãy
đào sâu hơn những triệu chứng để tìm vấn đề cốt lõi. Phải chăng những bực bội, phiền hà nhỏ nhặt là dấu hiệu của một cái gì khác sâu xa hơn? Ví dụ, nếu một người nào đó có thái độ tiêu cực quá mức và làm phật lòng người khác, vấn đề cốt lõi có thể là vì nhóm chưa thật sự công nhận người này.