Khi còn là một cậu bé vắt mũi chưa sạch sống trong khu phố nghèo nàn bên kia đường xe lửa Latrobe, tôi nghĩ thật không đơn giản nếu muốn gõ cửa xã hội bí mật của Yale. Tôi không thuộc dạng người kiên nhẫn, cứ ngồi đợi chuyện gì đến sẽ đến, nên ngay từ nhỏ tôi đã tổ chức một nhóm bạn và đặt tên là The Old Campus Society. Một trong những mục đích đề ra của nhóm là “tình huynh đệ” - dịch nghĩa nôm na là anh em vui vẻ với nhau. Và quả thật, sau này chúng tôi đã đưa nhóm này thành một chi hội của hội nam sinh viên Sigma Chi.
Chúng tôi là người đề ra - và phá vỡ - các nội quy; chính nhóm bạn này khiến tôi cảm thấy lúc nào cũng có người đỡ sau lưng. Kinh nghiệm này cho tôi sự tự tin và một nhóm bạn. Nhưng bởi vì chúng tôi không có cơ cấu tổ chức, nghi lễ hay truyền thống nào chính thức để định hướng, chúng tôi đã không đạt đến mức độ thân thiết như mong muốn. Để đạt được điều này, tôi vẫn còn phải đợi.
Năm cuối cùng học tại Yale tôi cũng được mời vào một trong những đoàn thể dành cho sinh viên năm cuối của trường, tức là những “đoàn thể bí mật”, và Skull and Bones là nổi danh nhất. Bí ẩn quanh những nhóm này được nhiều người chú ý đến trong giai đoạn tranh cử năm 2004, khi cả hai ông George Bush và John Kerry đều từ chối không đưa ra chi tiết thành viên trong Skull and Bones - một hành động hơi ngớ ngẩn, vì nếu anh càng úp mở về một hội kín, thì người ta lại càng muốn đặt ra cho anh nhiều câu hỏi!
Mục đích của những hội đoàn này không phải là khuyến khích những hành vi xấu xa bí mật hay thực hiện những lễ nghi quái dị; nó thật ra chỉ là một phiên bản chính thống của quan hệ hỗ tương, một dạng tương tự như The Old Campus Society. Nhóm chúng tôi gặp nhau chính thức hai lần mỗi tuần để giúp nhau vượt qua giai đoạn chuyển đổi đầy lộn xộn, hào hứng, và cũng đáng sợ từ trường học vào trường đời.
Điểm nổi bật nhất là chúng tôi mỗi người đều chia sẻ những câu chuyện cuộc đời của mình - chúng tôi xuất thân từ đâu, đã phải đấu tranh vất vả như thế nào, chúng tôi sẽ đi về đâu và tại sao. Luật lệ quy định chúng tôi phải giữ bí mật tuyệt đối - cái gì nói ra trong phòng sẽ chỉ ở lại trong phòng! - và vì vậy khuyến khích chúng tôi trung thực thật sự. Sự thân thiết của nhóm khiến cho chúng tôi cảm thấy đây là một trong số ít nơi trong sân trường chúng tôi có thể là chính mình, không lo ngại người khác đánh giá mình hay lo lắng những gì mình chia sẻ hôm nay sẽ bị đồn thổi khắp trường ngày mai. Trong môi trường căng thẳng và cạnh tranh của Yale, những cuộc hội họp “bí mật” này thật sự là một không gian an toàn.
Đối với tôi, những cuộc họp này thật sự đã làm thay đổi cuộc đời. Đó là lần đầu tiên tôi nói lên nỗi sợ và nỗi bất an khi xuất thân từ một gia đình lao động - nhất là trước một nhóm mà tên dòng tộc họ được gắn bên ngoài những tòa nhà tại Yale. Nhưng những rủi ro mà tôi chấp nhận này đã mang lại kết quả thật tuyệt vời. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mặc dù chúng tôi khác nhau về xuất thân gia đình và vẻ bề ngoài, nhưng tất cả chúng tôi đều đấu tranh vì những điều tương tự, cố gắng để lại dấu chân của mình tốt đẹp nhất với những lợi thế giáo dục mà chúng tôi đã nhận được. Sau khi chia sẻ bí mật, quá khứ không còn là điều xấu hổ đối với tôi nữa. Nó thậm chí còn trở thành một tấm huy chương của lòng can đảm.
Nếu không có được cơ cấu chính thức - luật lệ và cơ chế ràng buộc của hội đoàn sinh viên năm cuối tại Yale - tôi tin chắc rằng những may mắn tôi đón nhận đó phải mất nhiều năm sau mới đạt đến. Giờ đây nhìn lại, sau những lần thử nghiệm và đau khổ của bản thân và những thành tựu nghiên cứu của FG, tôi mới nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn này ảnh hưởng thế nào đến sự trưởng thành và tự khám phá bản thân mình. Tôi đã được trao những mối quan hệ cứu sinh! Và tôi được những nguyên tắc quy định chi phối hành vi để giữ cho những chiếc phao cứu sinh này được vững chắc và mang lại lợi ích.
Dĩ nhiên, chúng tôi không có được những dữ liệu và nghiên cứu, hay những danh hiệu và quy định cụ thể như FG ngày hôm nay, nhưng ngay cả những nhà sáng lập nhóm cách đây hàng trăm năm hay hơn cũng đã hiểu được sức mạnh vô biên của quan hệ hỗ tương. Họ đã thiết lập, sau đó điều chỉnh qua hàng nhiều thập niên, một cơ sở hạ tầng đầy đủ để nuôi dưỡng và truyền đạt quyền năng này sang những thế hệ kế tiếp.
Ngày nay việc chính thức hóa quyền lực trong nhóm không chỉ thuộc riêng về các hội đoàn trong trường đại học, hay các nhóm cai rượu, hay các nam thanh nữ tú đang cố gắng hết sức để giảm cân - thêm những ví dụ về các nhóm sống còn dựa trên sự hỗ trợ chính thức. Quyền lực này dành cho tất cả những ai muốn vượt qua những thách thức để đạt đến tầm vĩ đại.
Độingũ trong mơ: ĐạiHọc Phoenix
Đại học Phoenix là trường đại học cực kỳ thành công do John Sperling thành lập năm 1976 với sứ mệnh cung cấp cho người đã đi làm cơ hội tiếp cận học vấn. Trường đã đưa nhóm học tập vào thành một phần quan trọng trong mô hình giảng dạy ngay từ những ngày đầu tiên. Dự án làm theo nhóm chiếm một phần ba số điểm của mỗi môn. Terry Bishop, cựu phó giám đốc điều hành phụ trách đối ngoại tại trường đại học Phoenix đã nói với tôi: “Đa số sinh viên của chúng tôi đều về nhà mỏi mệt sau một ngày dài làm việc và rồi còn phải làm bài tập nữa. Điều gì là động lực thúc đẩy họ đi học trong lớp hay qua mạng? Thường thì chỉ có một thứ: biết rằng những thành viên khác trong nhóm đang dựa vào họ để nhận được sự hỗ trợ lẫn nhau và hợp tác”.
Mặc dù hiện nay Terri chịu trách nhiệm về đối ngoại cho trường, nhưng trong những năm cuối thập niên 1980 nhiệm vụ chính của bà là giám đốc sáng lập chương trình học qua mạng. Làm việc nhóm cũng là tâm điểm của bộ máy quản lý, và nhiều nhân viên Đại học Phoenix đã làm việc tại đây rất lâu, trải qua nhiều vị trí khác nhau. Không ai là một thế giới độc lập ở đây! Trong khi tôi ngạc nhiên một cách hài lòng trước mức độ sâu rộng mà trường đại học đã đưa hỗ trợ lẫn nhau vào chương trình học và nhân viên của mình, điều này hoàn toàn hợp lý khi một trường đại học đặt nặng vấn đề lợi nhuận biết tận dụng lợi thế hỗ trợ đồng đẳng trong môi trường học tập. Trên thực tế, một trường đại học tư thục phải có hai mục tiêu - thứ nhất là trách nhiệm học thuật và thứ hai là trách nhiệm tài chính. Vì thế, cũng như bất cứ doanh nghiệp nào, Đại học Phoenix phải làm hài lòng khách hàng của mình, những sinh viên đóng tiền theo đợt mỗi năm tuần và hy vọng nền học vấn mới sẽ giúp họ thăng tiến trong sự nghiệp.
đúng như những gì Đại học Phoenix giới thiệu với sinh viên thông qua từng khóa học - kỹ năng theo đuổi, lãnh đạo, và làm việc hợp tác với mọi người để đạt kết quả.
Dĩ nhiên, bạn có thể vận dụng những nguyên tắc của quyển sách này một cách không chính thống, như tôi đã làm tại những ngã ba đường trong cuộc đời, và áp dụng những quy định không mấy chặt chẽ trong vấn đề cam kết, rồi xem thử kết quả như thế nào. Nhưng nhiều khả năng là chỉ sau một vài tuần hay vài tháng, bạn sẽ đánh mất nguồn động lực và quán tính và cảm nhận được mọi thứ đang thả phanh xuống dốc. Để thật sự duy trì được hỗ trợ đồng đẳng - và những thay đổi đi kèm - chúng ta cần phải đặt những đặc điểm tư duy và các bước thực hiện trong một cơ cấu nhất định để đảm bảo rằng chúng ta luôn đi đúng hướng.
Tôi có kinh nghiệm từ bản thân và hiểu rõ nguy hiểm của việc thực hiện mà không có trách nhiệm chính thức. Hãy lấy ví dụ về trải nghiệm thuở nhỏ của tôi về việc đi lễ nhà thờ vào Chủ nhật. Khi tôi ngồi quanh một nhóm con chiên sùng đạo hoàn toàn mới, tôi cảm thấy rất xúc động và như có một mối dây liên kết giữa những con người xa lạ này lại với nhau; và khi buổi lễ kết thúc, tôi tự hứa với lòng sẽ không bao giờ bỏ lễ dù chỉ một tuần. Nhưng không có một nhóm cam kết buộc tôi phải giữ lời thề, tôi không phải lúc nào cũng giữ được lời hứa. Tình hình tương tự cũng xảy ra sau những đợt tập thiền. Tôi thường kết thúc buổi tập thiền cảm thấy rất thư thái, an bình, và tin chắc rằng mình phải tập thiền mỗi ngày từ nay đến cuối cuộc đời. Nhưng chỉ cần vài ngày sau, phút giây thiền duy nhất của tôi là ngồi suy nghĩ về một email phải trả lời trên chiếc BlackBerry.
Một lý do đơn giản giải thích vì sao các mạng lưới hỗ trợ chính thức bùng nổ trong vài thập niên trở lại đây: Vì chúng mang lại hiệu quả! Theo một nghiên cứu năm 2004 do Dun & Bradstreet thực hiện cho nhóm hỗ trợ lãnh đạo Vistage, những công ty có ban lãnh đạo tham gia Vistage hầu như đều có tỉ lệ tăng trưởng gấp ba lần trong vòng hai năm. “Tại Vistage, chúng tôi giúp các thành viên xác định nên làm gì và sau đó buộc họ phải chịu trách nhiệm thực hiện đúng những việc này,” Rafael Pastor, Chủ tịch và CEO của Vistage cho biết.
Tại Ferrazzi Greenlight, chúng tôi cũng đã chứng kiến thành quả đầy kinh ngạc trong những khách hàng của mình. Tại một trong những công ty kỹ
thuật điện tử quan trọng nhất trên thế giới, chúng tôi đã đưa tỉ lệ nghỉ việc giảm 30% trong số 1.000 nhà lãnh đạo giỏi có tham gia chương trình huấn luyện của chúng tôi. Buổi huấn luyện tập trung vào hình thành những nhóm hỗ trợ đa ban ngành - mà chúng tôi hiện nay gọi là Greenlight Groups.
Chúng tôi đã chứng kiến tận mắt những lợi ích gần như ngay lập tức từ những nhóm hỗ trợ đồng đẳng chính thức. Sau đây là liệt kê năm lợi ích hàng đầu:
1. Động lực. Sau khi định hình, nhóm chính thức thường tiếp tục hoạt động, và vì thế bền vững hơn. Một cơ cấu họp hành chính thức giúp kéo dài tuổi thọ và tính bền vững cho tổ chức. Sự cam kết và động viên trong nhóm có thể giữ cho bạn không cảm thấy kiệt lực lúc ban đầu.
2. Cơ cấu. Khi nhóm hình thành cơ cấu, các cam kết trở nên cụ thể hơn, gia tăng cơ hội trưởng thành và thành công thật sự. Bạn không còn xem hỗ trợ đồng đẳng là sự kiện chỉ xảy ra một lần duy nhất; ngược lại, bạn có khuynh hướng dành thời gian để xây dựng nhóm mang lại kết quả về lâu dài.
3. Áp lực. Ý tôi muốn nói đến áp lực tích cực. Thêm càng nhiều người họp mặt thường xuyên trong khuôn khổ những quy định chung sẽ mang lại tính trách nhiệm cao hơn. Tôi đã nói trong phần trên rằng khi bạn cam kết với nhiều người thì khả năng thành công của bạn cao hơn vì bạn không muốn làm họ thất vọng. Sự hỗ trợ chính thức có thể giúp bạn xây dựng một nhóm hợp tác có trách nhiệm.
4. Tự chọn lọc. Tất cả chúng ta đều có khả năng bẩm sinh trưởng thành trong môi trường được hỗ trợ nhóm - điều khác biệt duy nhất là một số người đã cam kết tự điều chỉnh và hoàn thiện bản thân (nếu không thì tại sao họ phải tham gia vào nhóm để làm gì?). Điểm tuyệt vời của những nhóm hỗ trợ chính thức là cũng chính những con người này không chỉ sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người khác, mà họ cũng rất quảng đại trong việc kiến tạo quy trình hỗ trợ lẫn nhau cho những người mới tham gia. Và nhìn ngược lại, ngoài kia cũng có những người chưa bao giờ chọn lựa tham gia nhóm - ít nhất là cho đến lúc này!
với những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau. Sự đa dạng này mang đến cơ hội tiếp cận thêm những kỹ năng mới, chuyên môn mới, quan điểm mới, và vì thế sự học hỏi và trưởng thành càng tăng nhanh hơn.
Trong những trang tiếp theo tôi sẽ trình bày một số hình thức hỗ trợ chính thức - ví dụ cụ thể về những nhóm đã sẵn có - những nhóm căn bản mà bạn có thể tự mình thành lập với sự giúp đỡ của quyển sách này và sự hỗ trợ liên tục qua mạng tại KeithFerrazzi.com, và bản hướng dẫn cách áp dụng mô hình hỗ trợ đồng đẳng vào nơi làm việc, bằng cách xây dựng nhóm làm việc mới, hoặc áp dụng mô hình Greenlight để tăng năng suất cho những nhóm sẵn có.