Mọi chú cá ngoài biển đều tìm được đàn

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 105 - 108)

Trên thế giới đã có không biết bao nhiêu những tổ chức hỗ trợ đồng đẳng, mỗi tổ chức lại có những điều kiện gia nhập và lệ phí khác nhau, tránh cho bạn gánh nặng phải bắt đầu xây dựng nhóm từ con số không. Về mặt tích cực, điều này khiến khởi đầu không còn quá khó khăn, bạn sẽ được giới thiệu với những người thú vị đã được thanh lọc trước dựa trên kinh nghiệm, và những người điều khiển nhóm được tập huấn đầy đủ sẽ hỗ trợ và đảm bảo rằng mọi việc đều suôn sẻ. Nhưng ngược lại, nhóm dạng này có thể sẽ không thân thiết hoặc riêng tư, và trong đa số trường hợp bạn sẽ phải mất tiền đóng phí.

Nhưng cho dù bạn muốn tự xây dựng một nhóm căn bản cho riêng mình hay gia nhập một nhóm sẵn có, bạn cũng nên biết về cách thức hoạt động của nhóm để tạo động lực cho hành trình hỗ trợ đồng đẳng còn đang phía trước.

Tổ chức Lãnh đạo trẻ (Young Presidents’ Organization - YPO)

Young Presidents’ Organization là một trong những tổ chức hỗ trợ chính thức có uy tín nhất hiện nay; đây là một tổ chức phi lợi nhuận với khoảng 20.000 thành viên tham gia thông qua các chi nhánh trên toàn thế giới. Thông thường YPO chỉ nhận hội viên là lãnh đạo tại các công ty tương đối lớn và dưới 45 tuổi. (Một tổ chức anh em với YPO, World Presidents’ Organization, có chương trình dành cho những người đã tốt nghiệp YPO). Nhưng yêu cầu quan trọng nhất là bạn phải hoàn toàn cam kết giúp đỡ - và học hỏi - từ những nhà lãnh đạo khác. Trong số những người đã tốt nghiệp YPO có nhà sáng lập Intuit Scott Cook, người đã tuyên bố rằng ông và gia đình đã tìm

được những người bạn thâm niên trên khắp thế giới từ YPO; nhà đầu tư sáng tạo Charles Schwab, người cảm ơn những đồng môn trong ngành công nghệ tại chi nhánh YPO ở Silicon Valley đã mang đến cho ông nguồn cảm hứng để kinh doanh các cổ phiếu máy tính.

Diễn đàn YPO gồm từ 8-12 thành viên gặp gỡ hàng tháng để hỗ trợ nhau về mọi thứ từ kinh doanh đến nuôi dạy con hoặc chính trị. Những cuộc gặp xã giao ở cấp chi nhánh lớn hơn (từ 35-100 thành viên) là cơ hội để bạn đời và gia đình của các thành viên gặp gỡ, càng củng cố thêm mối dây liên kết và xây dựng niềm tin. Diễn đàn của tổ chức này trong giai đoạn mới thành lập thập niên 1970 không có được tính thân thiết và riêng tư như hiện nay, theo lời thuật lại của Pat McNees trong quyển sách YPO: The First 50 Years. Nhưng theo thời gian, “các thành viên nhận thấy họ cần tìm hiểu về thông tin riêng của từng cá nhân để hiểu được cách họ ra quyết định”.

Diễn đàn hiện nay mang tính riêng tư rất cao. “Khi có chuyện xảy ra với bạn, người đầu tiên bạn gọi điện thoại nhờ giúp đỡ là một thành viên trong nhóm,” theo lời thành viên Tish Nettleship trong YPO, “hoặc bạn gọi điện cho người điều hành diễn đàn và người này sẽ gọi điện đến tất cả mọi người trong nhóm. Chúng tôi đã giải quyết khá nhiều trường hợp khủng hoảng và cách làm này mang hiệu quả cao, khi chúng tôi thật sự hỗ trợ nhau về mặt tinh thần. Giữa chúng tôi có mối dây liên kết thắt chặt”.

Nhưng nhóm không phải chỉ thành lập để hỗ trợ tinh thần. Một lần trong diễn đàn, vợ của một thành viên vừa qua đời đã nhờ diễn đàn đứng ra điều hành công ty trong vòng một năm. Tại sao? “Vì họ hiểu công ty hơn bất cứ ai hết,” McNees kể lại.

“Diễn đàn YPO xây dựng trên niềm tin,” Jim Ellis, người có nhiều năm kinh nghiệm tham gia YPO nhận xét. Ông hiện nay là thành viên của WPO, và đã dành mười năm đầu trong sự nghiệp để leo những nấc thang trong tổ chức, rồi sau đó sở hữu và quản lý những doanh nghiệp trẻ. “Hãy tin rằng những bạn bè trong diễn đàn sẽ giúp bạn lãnh đạo đúng định hướng”.

Niềm tin của Jim đã được thử thách vào thời điểm chỉ còn sáu tháng nữa thì ông bước qua ngưỡng cửa 50 tuổi, khi diễn đàn đồng thanh buộc ông phải nghĩ đến 25 năm tiếp theo trong sự nghiệp như một mảnh giấy trắng mà ông có thể viết lên bất cứ điều gì mình mong muốn. Sau một lúc phản đối - “Tôi biết mình không có được một mảnh giấy trắng; Tôi phải trả tiền học phí và

tiền nhà nợ ngân hàng và phải nuôi gia đình” - ông dành ra một tháng để suy nghĩ một cách sâu sắc về yêu cầu này, và đã đi đến câu trả lời cuối cùng: “Tôi muốn chia sẻ những gì mình đã học được sau 27 năm lăn lộn thương trường, có thể là thông qua giảng dạy, diễn thuyết, viết sách, hay tư vấn”.

Dĩ nhiên, Jim không nghĩ là ông có thể làm được bất cứ việc nào trong bốn món kể trên - cho đến khi sau đó vài tuần, ông nhận được một cuộc điện thoại cho biết trường Đại học Southern California đang tìm một giáo sư toàn thời gian. “Nếu không nhờ vào những lời thúc đẩy của diễn đàn, của các bạn đồng đẳng, tôi đã nói ngay với ông ấy rằng tôi không quan tâm và đã không suy nghĩ thêm một giây nào về vấn đề này,” Jim kể lại. Nhưng thay vào đó, ông đã nói có, và là một trong 13 ứng viên cho chức danh này - và là người duy nhất chưa có bằng tiến sĩ. Thế nhưng sau vài ba vòng phỏng vấn, công việc này đã thuộc về ông.

“Bỗng nhiên mọi thứ thay đổi hoàn toàn. Ngày 6 tháng 1 năm 1977, tôi lên lớp dạy lần đầu tiên. Ngày 9 tháng 1, tôi ăn mừng sinh nhật thứ 50 của mình. Trong vòng sáu tháng tôi đã bán đi ba công ty, tham gia vài dự án tư vấn và diễn thuyết vài lần. Tôi có một sự nghiệp hoàn toàn mới, và đây là con đường mà tôi đã theo đuổi trong suốt 11 năm qua, tất cả là nhờ những người bạn đứng sau thúc đẩy tôi”.

Hiện nay Jim là trưởng khoa Kinh tế tại trường Đại học Southern California. Tôi hỏi ông liệu những giờ giảng có dễ chịu hơn lúc ông đi làm kinh doanh hay không. “Không hề, thậm chí còn tệ hơn ấy chứ!” ông nói. “Nhưng chẳng sao cả, bởi vì tôi cảm thấy thật sự hào hứng với công việc hiện nay của mình, giúp đỡ cho những người trẻ. Tạo nên sự khác biệt”.

Xây dựng kỹ năng lãnh đạo tại Vistage

Vistage (vistage.com) là một tổ chức tương tự như YPO nhưng chấp nhận thành viên đa dạng hơn. Vistage được đặt tên theo chữ “vista” và “advantage”. Tổ chức này hoạt động vì lợi nhuận, và được thành lập từ năm 1957. Ban đầu nó mang tên TEC (The Executive Committee), có khoảng 15.000 thành viên tại 15 quốc gia đăng ký tham gia vào những chương trình khác nhau như CEO, lãnh đạo cấp cao, chủ doanh nghiệp nhỏ, nhà hoạt động chuyên môn như luật sư hay kiểm toán. Năm 2008, đã có hơn 1.800 CEO mới gia nhập Vistage tại Mỹ, lập nên một kỷ lục mới cho tổ chức.

một nhà huấn luyện được thuê và tuyển chọn gắt gao, thường là cựu CEO hay một lãnh đạo cấp cao. “Chủ tịch được hướng dẫn cách đặt những câu hỏi thẩm vấn và khuyến khích các thành viên trong nhóm cùng làm theo,” CEO Rafael Pastor nói. “Nếu anh thẩm vấn thật kỹ, anh đã giúp cho thành viên cần giúp đỡ biết được vấn đề nằm ở đâu. Cũng giống như khi anh đi đến bác sĩ và nói: ‘Tôi bị bệnh ở tai,’ và trong khi anh chưa kịp suy nghĩ gì thì ông bác sĩ đã bắt đầu khám mũi. Anh có thể không nhận biết, nhưng tai và mũi thông nhau, và căn nguyên của bệnh có thể nằm ở mũi chứ không phải ở tai. Tình huống xảy ra ở đây cũng tương tự. Một thành viên có thể nói: ‘Đội ngũ bán hàng của tôi dường như thiếu khả năng.’ Và anh đặt câu hỏi: ‘Vậy bộ phận marketing nhận xét như thế nào về sản phẩm?’ Ban đầu anh ta sẽ trả lời: ‘Nhưng tôi đang nói đến bộ phận bán hàng cơ mà.’ Nhưng anh phản đối và nói: ‘Không, thật sự tôi muốn biết bộ phận marketing nghĩ gì?’ Và thành viên này nhận ra rằng bộ phận marketing của anh ta đang đưa ra những thông điệp sáo rỗng không giúp ích gì cho bộ phận bán hàng”.

Cũng như với tất cả những nhóm hỗ trợ hiệu quả nào khác, các buổi họp của Vistage đều căng thẳng và trung thực. “Trong môi trường tin cậy, quan tâm, trưởng thành, những giá trị cốt lõi của chúng tôi được rèn luyện thêm,” Rafael nhận xét. “Chúng tôi nói với những thành viên mới rằng nếu họ chỉ muốn đến để thấy mọi người gật đầu đồng ý thì đừng phí thời gian và tiền bạc. Vì vậy đây là một môi trường tự hoàn thiện. Những người tham gia nhóm không phải là những con rùa rút đầu; họ đến đây vì họ đã sẵn sàng đưa ra những vấn đề gai góc nhất và chấp nhận bị chỉ trích về cách tiếp cận vấn đề của mình”.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 105 - 108)