Khi mọi thứ không như mong muốn

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 93 - 96)

Sớm hay muộn gì bạn cũng sẽ gặp phải những khó khăn khi giải quyết những lời khuyên và đóng góp của một hay nhiều người cố vấn. Bất cứ khi nào có hai người trở lên gặp nhau, lởn vởn đâu đó sẽ là những mâu thuẫn hay bất đồng. Đừng hoảng hốt; chuyện gì cũng có giải pháp cả. Sau đây là một số bí quyết tránh rắc rối.

Những ngườinày ai?

Theo thời gian thứ tự ưu tiên công việc của mỗi người thay đổi. Những người cố vấn đã cùng bạn vượt qua giai đoạn khó khăn ban đầu có thể không còn phù hợp để giúp bạn vượt qua giai đoạn tiếp theo trong cuộc đời và sự nghiệp. Điều này không có nghĩa là họ không thể mãi là bạn bè hay đồng nghiệp thân cận. Nhưng bạn có thể phải cần đến một cố vấn mới để giúp bạn vượt qua giai đoạn tiếp theo trong sự nghiệp.

Nếu bạn được thăng chức từ vị trí quản lý sang vị trí lãnh đạo cấp cao, bạn có thể phải cần đến lời khuyên của một người đã từng hoặc đang ở vị trí này. Nếu bạn độc lập thành lập doanh nghiệp riêng của mình, bạn có thể phải cần đến những người có kỹ năng mở doanh nghiệp.

Đồng thời, bạn cũng phải nhận thức được rằng không phải tất cả các cố vấn đều phục vụ cùng một mục đích. Khi bạn đạt tiến bộ trong những mục tiêu và cam kết của mình, bạn sẽ nhận thấy, như tôi đã thấy, rằng có những nhà cố vấn giỏi hơn trong việc giữ bạn đi đúng đường.

Greg và Thede - giúp ông theo những cách rất khác nhau. “Đối với Greg chủ yếu là những điều chỉnh lớn khi tôi phải theo đuổi những thứ mất nhiều thời gian,” Loren kể. “Ví dụ, tôi đang nộp đơn theo đuổi hợp đồng và cấp vốn từ chính phủ; đây là một lĩnh vực ông ấy đã có kinh nghiệm. Vì thế tôi có thể thảo luận với ông về chiến lược cho những thứ này. Còn với Thede, tôi có thể nói với ông về cách tiếp cận một số nhà cấp vốn cụ thể - hỏi xem ông ấy biết gì về họ và tôi nên tiếp cận theo hướng nào? Vì vậy Thede thiên về những điều chỉnh nhỏ hàng ngày”.

Điều chỉnh nhóm hỗ trợ là một phần trong việc điều chỉnh và hoàn thành mục tiêu. Cũng như khi bạn muốn các mục tiêu phải khớp với nhau, lý tưởng nhất là bạn có những nhà cố vấn có thể giúp bạn kiến thức chuyên môn bằng kinh nghiệm của chính họ. Cho dù thế nào đi nữa, tất cả các cố vấn phải là người hiểu bạn thật sự. “Nếu bạn không hiểu được người ta muốn gì, mục tiêu thật sự của họ là gì, rất khó để bạn hướng dẫn họ,” Loren nói. “Lời khuyên của bạn hoặc sẽ sáo rỗng hoặc quá chung chung”.

Đừng lo lắng nếu sau một thời gian một số nhà cố vấn có vẻ như không còn phù hợp với nhu cầu của bạn. Bạn có thể dần dần đưa họ ra khỏi vai trò hiện tại, không gọi cho họ thường xuyên nữa khi bạn chuyển sang tìm đến những người có thể đưa ra lời khuyên phù hợp hơn. Trong một nhóm chính thức, bạn có thể phải trình bày rõ về nhu cầu thay đổi của mình. Dĩ nhiên, bạn phải tỏ cho họ biết bạn thật sự biết ơn vai trò họ đã đóng góp trước đây. Và hứa hẹn sẽ giữ liên lạc. Nhắc nhở họ rằng bạn đã học được rất nhiều từ tình bạn của hai người, và bạn mong được tiếp tục giữ tình bạn này.

Đốitác bỏđi

Hỗ trợ lẫn nhau đòi hỏi công sức, lòng can đảm, và niềm tin. Nếu một người nào đó quyết định rằng họ không còn đủ thời gian hay công sức để làm một đối tác, bạn cũng đừng quan trọng hóa vấn đề. Nhu cầu của chính họ có thể đã thay đổi. Hoặc đơn giản là họ chưa hiểu hết Bốn Đặc điểm tư duy. Deborah Puette St. Amant, một diễn viên tại Los Angeles, đã tham gia vào một vài nhóm hỗ trợ chuyên nghiệp. Như cách bà nói, “Đối với một số người, những nhóm hỗ trợ này là một ý tưởng hay, nhưng khi họ bước vào giai đoạn bánh xe thật sự nghiến trên đường, họ mới nhận thấy mình không thể làm được. Họ chỉ đơn giản là không thể cam kết. Tôi nghĩ chính nỗi sợ đã xua đuổi họ. Những thành viên trong nhóm yêu cầu bạn phải thử nghiệm những

thứ quá khó khăn và đầy thách thức - ví như gọi điện cho những người bạn rất sợ để tìm người đỡ đầu mới. Họ đòi hỏi bạn phải mở rộng giới hạn. Một số người nhận thấy những việc này rất đáng ngại, và không phải ai cũng sẵn sàng thực hiện”.

Khi đối mặt với nhu cầu phải tìm thành viên mới cho nhóm, nên nhớ đến đặc điểm tư duy quảng đại: Mọi người đều muốn giúp đỡ.

Mốiquan hệ trởnên quá gầngũi đến mức khôngcòn hiệuquả

Tôi nhìn thấy tình huống này rất nhiều: Mọi người trong nhóm bắt đầu thân mật và vui vẻ mỗi khi gặp nhau, nhưng họ không còn thách thức nhau nữa. Không ai còn sẵn lòng vượt ra ngoài lề thói thông thường để nói ra sự thật về những mục tiêu bạn chưa đạt được hay những hành vi đang níu chân bạn. Có một cách rất dễ nhận biết tình trạng này khi nó xảy ra. Mọi người có phải đều gật đầu đồng tình khi một vấn đề khó khăn xuất hiện? Nếu đúng thế, nhóm đã đánh mất mục đích của nó.

Hỗ trợ lẫn nhau không thể thực hiện được nếu mọi người không dám đưa ra những phê bình mang tính xây dựng. Nên nhớ, công việc của bạn là tạo ra một không gian an toàn để các thành viên có thể chỉ trích từ tận đáy lòng, tất cả chỉ vì muốn điều tốt nhất cho bạn. Có phải bạn phòng thủ quá mức? Bạn quá hung hăng? Bạn có thể đã đưa ra những dấu hiệu kín đáo với đối tác rằng họ nên giữ lại sự trung thực và thẳng thắn của mình.

Hãy chú ý đến cảm giác của bạn khi nghe nhận xét của nhóm - giận dữ, buồn bã, bị phản bội? Gặp khó khăn trong việc chấp nhận chỉ trích là điều tự nhiên, nhưng nó phải trở nên dễ dàng hơn theo thời gian. Luyện tập kỹ năng lắng nghe tôi đã nhắc đến trong phần đấu tập. Bạn muốn nhắm đến hai cấp độ cao nhất trong kỹ năng lắng nghe, đó là lắng nghe trách nhiệm và lắng nghe tiếp thu. Luôn cố gắng lắng nghe cẩn thận, luôn cảm ơn đối tác, và luôn nêu rõ trong mỗi buổi họp là bạn muốn nghe sự thật hoàn toàn và sẵn sàng nói lại sự thật với họ. Theo kinh nghiệm của tôi, không ai tình nguyện trở thành nghị gật; họ làm thế là vì có ai đó đã truyền đi thông điệp rằng bạn muốn được thấy gật đầu mà thôi. Hãy nói rõ rằng bạn không muốn có nghị gật trong nhóm, và bạn sẽ không chấp nhận điều này. Hỗ trợ lẫn nhau dĩ nhiên là phải mang đến điều tốt đẹp cho nhau, nhưng đây không phải là giờ chơi đùa.

Nếu bạn kỳ vọng hỗ trợ lẫn nhau là một quá trình hoàn hảo, hoặc một quá trình giúp bạn hoàn hảo, bạn sẽ thất vọng và dễ từ bỏ. Đừng cố gắng cắn một miếng quá lớn khiến bạn không nuốt được. Hãy tin tôi, tôi biết việc này mất rất nhiều công sức. Nên nhớ, chúng ta không ai là hoàn hảo, tất cả chúng ta đều cần được giúp đỡ, và mỗi người trong chúng ta đều được phép phạm sai lầm. Nếu bạn hay bất cứ thành viên nào trong nhóm bắt đầu giương cờ trắng vì những lý do không xác định, có thể nguyên nhân chính là nỗi sợ mình không hoàn hảo. Hãy đặt kỳ vọng rằng mọi thứ có thể không như mong muốn vào bất cứ lúc nào.

Ken Sacher, lãnh đạo chương trình hỗ trợ nhóm chuyên nghiệp tại San Diego tên là Marketplace Forum, nhấn mạnh rằng quan hệ hỗ tương là một công việc luôn tiếp diễn: “Một điểm gây bực mình cho những người quen với việc hoàn thành xong mục tiêu là không tìm được điểm kết thúc cho quá trình này. Điều này thật đáng ngạc nhiên đối với họ. Nhưng tôi làm trong ngành kinh doanh bất động sản. Tôi biết chúng tôi mất 20 năm để bảo trì cho mái nhà và khi đến hết thời gian này thì bạn phải thay mái nhà mới. Không có chuyện làm một lần là xong. Điều này cũng tương tự trong mối quan hệ con người”. Một cách để tiếp thêm năng lượng cho nhóm hỗ trợ là giới thiệu thêm thành viên mới. Hãy tin tôi - chỉ cần một thành viên mới gắn bó với nhóm cũng đủ cho cả nhóm xôn xao.

Một cách khác để thoát khỏi tình trạng mục rũ là thay đổi nơi chốn, cách thức, thời gian gặp gỡ. Nếu bạn thường gặp nhau mỗi tháng một lần tại một nhà hàng để cùng ăn sáng, hãy thử đổi sang ăn tối hay gặp nhau vào cuối tuần. Thêm vào một sự kiện xã hội, và mời gia đình của mọi người cùng tham gia. Nếu có thể, kêu gọi họ tham gia vào thảo luận về nhóm và mục tiêu của nhóm. Đó là một cách để mở rộng quan điểm trong số những người bạn đã tin cậy.

Một phần của tài liệu Ai che lưng cho bạn: Phần 2 (Trang 93 - 96)